Hà Nội: Hơn 100 ca tay chân miệng trong 1 tuần, BS khuyến cáo 6 biện pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh
Theo thông tin từ Dân Trí, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua, 124 trường hợp mắc tay chân miệng được ghi nhận trong tuần (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4) phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Một số đơn vị có nhiều bệnh nhân là Bắc Từ Liêm (10 ca); Mê Linh, Nam Từ Liêm (9 ca); Hà Đông, Hoàng Mai (8 ca).
Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 424 ca bệnh, tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023 (269 ca).
Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, 124 trường hợp mắc tay chân miệng được ghi nhận trong tuần (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4) phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Một số đơn vị có nhiều bệnh nhân là Bắc Từ Liêm (10 ca); Mê Linh, Nam Từ Liêm (9 ca); Hà Đông, Hoàng Mai (8 ca).
Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 424 ca bệnh, tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023 (269 ca).
Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, TS.BS Đặng Thị Thúy – Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.
Dấu hiệu điển hình của bệnh là loét miệng. Các vết loét thường ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn.
Bên cạnh đó, ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng
Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác nhưng cũng có một tỷ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp….
Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?
Các bác sĩ cho biết, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tất cả những người chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh.
Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm virus cũng không phải là hiếm.
Điều đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn.
Nguyên nhân là do trẻ em sau khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng, người bệnh ít nhiều có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể không nhiều, không bền vững nên không đủ để bảo vệ trẻ.
Bên cạnh đó, ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do nhiễm nhiều chủng khác nhau.
Các dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng
Theo BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên Chi hội truyền nhiễm TP.HCM, trong quá trình theo dõi trẻ bị tay chân miệng, quan trọng nhất là bố mẹ làm sao phát hiện cho được dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng.
Theo đó, dấu hiệu quan trọng nhất và đầu tiên ở trẻ là giật mình. Gần như tất cả những em bé bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu trước đó là giật mình. Việc giật mình này xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, em bé bắt đầu nhắm mắt nằm ngửa ra ngủ thì bắt đầu nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình.
Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng, cha mẹ phải cho trẻ đến viện ngay.
Ngoài ra, có 1 số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, mạch nhanh, da nổi bông tím hoặc trẻ yếu tay, yếu chân. Đó là dấu hiệu trẻ trở nặng, phụ huynh phải cho con đến viện ngay.
Cũng theo BS Khanh, dấu hiệu quan trọng thứ ba là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ), bố mẹ nên đưa con đi khám, tránh biến chứng.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
TS.BS Đặng Thị Thúy cho biết, đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ chỉ có loét miệng và mọc ban da trẻ có thể được điều trị và theo dõi trẻ tại nhà. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Vệ sinh răng miệng và thân thể hàng ngày tránh bội nhiễm.
Theo các chuyên gia, hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
- Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Vệ sinh ăn uống
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày;
Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Theo dõi phát hiện sớm
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp, cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.