Giúp trẻ thích đọc sách từ gợi ý của chuyên gia
Những người thành công và nổi tiếng đều có 1 thói quen giống nhau là thói quen đọc sách mặc dù họ là những người rất bận rộn.
Nếu nhìn vào thời gian mà 3 tỷ phủ nổi tiếng thế giới dành cho việc đọc sách, bạn cần phải nghĩ lại khi nói: "Tôi làm việc từ sáng đến chiều tối, thời gian đâu mà đọc sách, đọc sách cho con chứ". Đây là điều mà 3 tỷ phủ làm như 1 thói quen: Bill Gates (4 quyển mỗi tháng), Warren Buffett (500 trang hàng ngày) và Mark Cuban (3 giờ mỗi ngày).
Điều gì giúp họ làm được khi lịch làm việc gần như kín? Đơn giản, tất cả họ đều biết đâu là việc ưu tiên cho tính yêu lớn. Vậy, liệu việc dành thời gian đọc sách cho con mình hoặc giúp con mình có thói quen đọc sách có là ưu tiên của bạn?
Việc đọc sách và những giới hạn
Khoa học đã chứng minh 2 điều về lợi ích khi đọc sách cho trẻ và giúp trẻ có thói quen đọc sách:
1. Đọc sách và trẻ có thói quen đọc sách sẽ liên quan đến phát triển về trí tuệ, nhận thức và tầm nhìn của trẻ.
2. Có 1 mối tương quan tích cực giữa việc trẻ nhỏ được cha mẹ đọc sách hoặc dạy thói quen đọc sách từ sớm với những thành công vượt bậc trong độ tuổi trưởng thành của trẻ.
Phần lớn chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách và giúp trẻ có thói quen đọc sách. Nhưng, chúng ta không biết rằng một vài điều chúng ta đang làm có thể giới hạn thói quen đọc sách của trẻ:
"Khi trẻ biết đọc, mới xây dựng được thói quen đọc sách". Điều này không đúng. Thói quen đọc sách hình thành sớm hơn chúng ta nghĩ: Từ lúc các bé còn trong bụng mẹ. Mẹ thích đọc sách thì con sẽ thích đọc sách.
Sau khi sinh, mẹ thích nói chuyện, kể chuyện và đọc sách mỗi tối là trẻ có nền tảng của thói quen trước khi làm quen với mặt chữ. Điều gì có thể xảy ra nếu đợi đến khi trẻ biết mặt chữ mới giúp trẻ đọc sách? Đó là trẻ bắt đầu có lựa chọn về mặt nhận thức, trẻ sẽ chọn hình ảnh thay vì chọn chữ vì "1 hình có thể thay vạn lời nói". Trẻ khó mà chịu lắng nghe và hình thành thói quen thích đọc sách có chữ.
"Con nên đọc cuốn này, chủ đề này. Cuốn này đẹp hơn, dễ hiểu hơn, hình ảnh nhiều hơn. Cuốn này dày hơn, giấy đẹp hơn..." Giới hạn của điều này nằm ở giới hạn nội dung, giới hạn lựa chọn, giới hạn tính cách nhân vật... Tất cả giới hạn này là của bạn, không phải của trẻ. Thực tế, trẻ nhỏ cần được tự do lựa chọn. Có tự do lựa chọn mới có sáng tạo và cải tiến. Do đó, đừng tạo ra giới hạn, mà hãy xóa hết những ranh giới cho trẻ lựa chọn. Bạn có thể làm gì? Chỉ cần đề xuất, đừng chọn thay trẻ.
Thời gian đọc sách của trẻ
Để giúp trẻ thích đọc sách, khi trẻ bắt đầu biết đọc, hãy giúp con có thói quen ưu tiên đọc sách. Ít nhất 60 phút là thời gian ưu tiên mà các bé từ 5 - 17 tuổi nên dành đọc sách mỗi ngày.
Dưới 5 tuổi, bạn nên cùng trẻ tham gia vào hoạt động đọc sách ít nhất 20-30 phút mỗi ngày.
Thời điểm đọc sách cho trẻ
Những nghiên cứu cho thấy việc đọc sách trước giờ ngủ 1 tiếng sẽ có giá trị trong việc ghi nhớ và nâng cao đánh giá nhận thức thông tin. Do đó, bạn có thể đọc sách cho trẻ nghe trước giờ ngủ khi trẻ còn nhỏ, cũng là cách giúp trẻ có thói quen đọc 1 vài trang sách trước giờ ngủ khi lớn. Dĩ nhiên, trẻ vẫn được phép đọc bất kì khi nào trẻ muốn.
Thể loại sách trẻ nên đọc
Mỗi độ tuổi bản thân trẻ sẽ nhận ra thích loại sách nào. Tủ sách của trẻ cần có ít nhất 3 thể loại để tạo sự phong phú của trẻ trong nhận thức xã hội. Một số thể loại như: Truyện cổ tích, sách khoa học kỹ thuật, sách khoa học tự nhiên, sách tô màu - chỉ vẽ hình, sách hát, thơ, chuyện tự sự...
Thể loại sách giáo dục giới tính cũng không nên bỏ qua. Nên nhớ rằng, càng giấu trẻ càng tò mò. Sách giáo dục giới tính cần giới thiệu với trẻ trước khi biết đọc (khoảng 4 - 6 tuổi), bạn có thể nói về 1 số thông tin cơ bản như cơ thể nam - nữ, cách đi vệ sinh khác nhau, cách mặc quần áo, hành động nào trẻ không nên làm trước nơi công cộng.
Khi có những khái niệm như vậy, trẻ sẽ dễ dàng nhận thức sự khác biệt nam - nữ. Các bài học giới tính khác cũng dễ được trẻ chấp nhận khi trẻ lớn. Đây cùng là mổ trong những lưu ý giúp trẻ thích đọc sách.
Cách giúp trẻ thích đọc sách
Cha mẹ có thể thực hiện những cách giúp trẻ thích đọc sách theo gợi ý sau:
1. Hãy dành thời gian ưu tiên đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ, thậm chí khi trẻ chưa sinh ra. Nếu đến thời gian giáo dục trẻ mà bạn không ưu tiên được, thì tôi nghĩ bạn cũng đừng yêu cầu bất kì sự thành công nào của trẻ.
2. Làm 1 kệ sách nho nhỏ khi trẻ bước sang 18 tháng tuổi, tạo thói quen dần: Khi trẻ muốn đọc sách thì lấy 1 quyển từ kệ, sau khi đọc xong để lại kệ. Thói quen này dạy không khó nhưng cần sự kiên trì của bạn.
3. Đọc sách ở 1 thời điểm giống nhau (cố gắng 80-90%). Chọn thời điểm thuận lợi để đọc sách. Trẻ con ban đầu sẽ học từ sự lập đi lập lại. Khi trẻ làm với niềm yêu thích thì sẽ thành thói quen.
4.Cố gắng giới thiệu 2-3 thể loại sách mỗi tuần hoặc 3 tuần 1 lần để trẻ có thói quen đọc đa dạng với nhiều quan điểm và tính chất nhân vật khác nhau.
5. Mẹ và bố cũng nên dành thời gian đọc những quyển con đang đọc tạo 1 thói quen thảo luận về những điều đọc được trong những giờ sinh hoạt gia đình.
6. Thường xuyên dẫn trẻ đến chơi tại các khu vực công cộng có nhiều người đọc khác. Ví dụ: Nhà sách, đường sách, thư viện. Nếu những nơi đó có cuộc thi nào đó như đọc sách hoặc thi đố vui kiến thức thì nên khuyến khích trẻ đăng ký. Điều này sẽ cho trẻ sự tự tin về vận dụng kiến thức của bản thân.
7. Ít nhất 1 lần 1 năm nên cho trẻ tham quan 1 bảo tàng, 1 khu về văn hóa lịch sử. Điều này sẽ giúp trẻ có khái niệm mới khơi dậy sự tò mò tìm hiểu ở trẻ. Khi về, cha mẹ có thể cùng con tìm hiểu về cái mà con muốn tìm hiểu. Bài học ở đây là trẻ sẽ nhận ra rằng kiến thức nhân loại là vô tận, và khi gặp điều gì chưa rõ thì cần tìm cách để hiểu nó.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...