Buổi sáng

Đây là lúc bụng còn rỗng, nếu như uống 1 ly sữa ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhàng khởi động. Tiếp đó, cơ thể sẽ bổ sung năng lượng bằng thức ăn.

Điều này sẽ giúp dạ dày từ từ thích nghi, có thể phòng các bệnh về dạ dày. Hơn nữa, buổi sáng cũng là thời điểm mà cơ thể có thể hấp thụ hết hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa.

Bữa xế chiều

Đây là thời điểm hầu như trẻ em ai cũng muốn ăn vặt vì cảm giác đói. Lúc này, thay vì ăn mấy đồ chiên rán, bim bim, nước ngọt… thì hãy uống một ly sữa.

Lúc này chính là lúc cơ thể đang thiếu năng lượng nhưng chưa tới mức ‘đói và khát’ sẽ giúp cơ thể con hấp thụ được dinh dưỡng tối đa mà không sợ bị tiêu chảy hay bệnh đường ruột.

Ngoài 2 khung giờ vàng này, bạn cũng có thể uống sữa vào :

Buổi tối trước khi đi ngủĐây cũng là một thời điểm thích hợp để mẹ cho bé uống sữa. Bởi, uống sữa vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thu tới 80% casein - một loại protein có trong sữa.

Khi uống vào buổi tối, hàm lượng trytophan trong sữa có tác dụng xoa dịu thần kinh và an thần. Nhờ vậy, bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

 

Sau khi ăn tối 1 tiếng cũng là thời điểm tốt được các chuyên gia khuyên các mẹ nên tận dụng cho con uống sữa.

Những điều cần tránh khi uống sữa

Hoa quả, thức uống có tính axit

80% chất protein trong sữa là casein. Khi độ PH của sữa nhỏ hơn 4,6, lượng lớn casein sẽ kết tủa, làm ảnh hưởng tới tiêu hoá, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Do vậy, không nên ăn uống nước quả (hoa quả họ cam quýt) hay các đồ uống có tính axit (nước ngọt, nước uống có gaz) trước và sau khi uống sữa 1 tiếng.

Đường và sô-cô-la

Chất Lysine có trong sữa sẽ phản ứng với đường khi đun nóng, tạo thành chất độc có hại cho cơ thể. Bởi vậy, chỉ nên cho đường vào sữa tươi đun nóng đã được để nguội.

Trong sôcôla có axit oxalic, khi ăn hai thứ cùng lúc, sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi, thậm chí dẫn đến các hiện tượng như tóc khô yếu, tiêu chảy…

Thuốc

Một số người thích dùng sữa thay nước nhạt để uống thuốc. Thực tế, sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hấp thụ thuốc của cơ thể do sữa dễ dàng tạo lớp vỏ bọc bên ngoài thuốc, các khoáng chất như canxi, magiê.. có trong sữa phản ứng hoá học với thuốc, ảnh hưởng đến sự hoà tan và hấp thụ thuốc. Do vậy, không nên uống sữa trước và sau khi uống thuốc 1 giờ.