Giấu chồng đi nâng ngực, hoại tử toàn bộ đôi gò bồng đảo
Biến chứng sau nâng ngực vì tiêm mỡ nhân tạo
PGS Nguyễn Hồng Hà, Trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết gần đây nhất ông điều trị cho bệnh nhân Thu Hằng (33 tuổi, Hà Nội - tên nhân vật đã thay đổi). Chị Hằng đã sinh hai con và theo lão hoá của mẹ bỉm sữa, ngực chị ngày càng phẳng. Chị cố tập luyện nhưng càng ngày mặt teo, ngực tóp.
Chị Hằng muốn nâng ngực nhưng chồng chị phản đối. Chồng là một chủ doanh nghiệp giàu có ở Hà Nội và kiên quyết không cho vợ đi tút tát. Tuy nhiên, nỗi mặc cảm của người phụ nữ "trước sau như một" càng khiến chị Hằng thôi thúc ý định cải tạo đôi gò bồng đảo của mình.
Sau khi tìm hiểu chị đến một trung tâm làm đẹp. Được nhân viên tiêm mỡ nhân tạo vào hai ngực. Chưa mừng vì vòng 1 như ý, chị đã rơi vào chuỗi bi kịch vì biến chứng sau nâng ngực.
Hai tuần sau, bệnh nhân thấy từ lỗ nhỏ tấy đỏ và rò mủ. Bệnh nhân giấu chồng vào bệnh viện tư nhân thẩm mỹ. Họ đặt ống vào hút ra và hút hết chỗ này thì chỗ khác lại rò dịch.
Hơn một tháng chị đi hút mủ nhưng vẫn không triệt để. PGS Hà cho biết khi bệnh nhân vào khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt và thẩm mỹ, chị Hằng trong tình trạng nham nhở ngực. Cả hai ngực đã bị phá hủy hoàn toàn. Bệnh nhân bị rò dịch ngực bên phải trước rồi đến bên trái.
Bác sĩ siêu âm và phải chụp cộng hưởng từ phát hiện các chất mỡ nhân tạo lan rộng khắp ngực... Bác sĩ mổ bằng máy siêu âm có camera mổ đến đâu hút dịch mủ và máy phải đi vào sâu tìm hang hốc tổn thương để lấy các cục khối mỡ nhân tạo đến đó. PGS Hà cho biết 4 tiếng đồng hồ ca mổ mới thành công, các bác sĩ phải nội soi lấy mủ ra và cứ hết ổ mủ này lại thấy có tổn thương khác.
Theo bác sĩ Hà, qua hình ảnh nội soi, các hang hốc, cả ngực có vài chục khối viêm, nhiễm trùng nếu không xử lý nguy cơ nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùngvà tử vong rất lớn.
Bệnh nhân này đã đi tiêm mỡ nhân tạo. Mỡ nhân tạo ngày xưa là silicon lỏng, silicon công nghiệp đã bị lên án nhiều thì hiện nay nó ở dưới dạng filler nhập lậu, chất lượng kém. Chất này xịn hơn silicon lỏng tý nhưng rất nhiều nguy cơ tai biến. Tuy nhiên, hiện nay vì lợi nhuận nhiều bác sĩ vẫn sử dụng loại filler này.
Với trường hợp này, PGS Hà thông tin sau 6 tháng đến 1 năm bệnh nhân có thể tạo hình lại khuôn ngực. Tuy nhiên, trường hợp này bác sĩ sẽ phải trao đổi với cả hai vợ chồng bệnh nhân.
Tai biến dù sang tận nước ngoài
Một trường hợp khác được PGS Hà lấy minh chứng về việc làm đẹp không an toàn đó là trường hợp N.T.Q (33 tuổi, Quảng Ninh)
Chị Q. là chủ một doanh nghiệp, vóc dáng xinh đẹp nhưng sau khi nuôi con, vòng 1 của mình cứ teo nhỏ dần. Chi Q. đã cảm thấy rất mất tự tin và muốn đi "nâng cấp" vòng 1. Thông qua trung gian giới thiệu chị Q. đã "khăn gói" sắm sửa lên đường ra tận nước ngoài để phẫu thuật nâng ngực.
Tuy nhiên vì không giỏi ngoại ngữ nên chị Q. cũng không biết bệnh viện nào uy tín hay thực tế trình độ bác sĩ thế nào mà phụ thuộc hoàn toàn vào môi giới. Chị Q. được tiến hành nâng ngực nhanh chóng qua đường nách không cần nội soi.
Về nước sau nâng ngực, đến ngày thứ 8 sau mổ, chi Q. xuất hiện cơn đau dữ dội chính giữa ngực bên phải. Bầu ngực bên phải căng tức không chịu nổi và to lên một cách nhanh chóng. Ngay lập tức, chị thuê phiên dịch viên nói chuyện với bác sĩ bên nước ngoài, vị bác sĩ yêu cầu chị phải đến viện cấp cứu ngay.
Kể về ca mổ của mình, chị Q. cho bác sĩ Hà biết chị không hiểu nhiều về phẫu thuật và cũng không rõ bác sĩ nào tốt ở nước ngoài. Khi mổ được 2 ngày dù còn đau nhiều nhưng chị cũng được khuyến khích xuất viện. Ngày thứ 4, chị đã lên đường về nước vì bác sĩ bảo không cần khám lại cho chị nữa.
PGS Hà cho biết khi mở ra, trong khoang ngực có khoảng 500g máu cục và 500 ml nước máu đỏ tươi. Một mạch máu đường kính 1,5 mm đang tuôn trào theo nhịp đập của tim. Các bác sĩ đã phải dùng đến dao hàn mạch chuyên dụng để cầm máu cho bệnh nhân. Sau hơn 10 ngày nằm viện, bệnh nhân đã được ra viện.
PGS Hà nhấn mạnh nâng ngực bằng tiêm mỡ nhân tạo hay phẫu thuật nâng ngực luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro. Vì vậy các bệnh nhân nên chọn lựa phẫu thuật ở các cơ sở uy tín không quá xa nơi mình cư trú.
Nếu phải đi xa quá thì cần tìm hiểu rõ trang thiết bị của bệnh viện, trình độ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên để tránh biến chứng sau nâng ngực. Sau thời gian làm đẹp nếu thấy có bất thường nên vào bệnh viện chuyên khoa để khám thay vì đi sữa chữa sai ở các cơ sở không đảm bảo khiến tình trạng nặng nề hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....