Táo sáp

Để tăng hạn sử dụng của táo, người bán có thể phun phủ lên vỏ một lớp màng bảo vệ, được gọi là sáp. Nhiều công ty đã sản xuất sáp làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, sáp carnauba, nhựa cánh kiến đỏ… an toàn cho sức khỏe. Nhưng giá thành của chất bảo quản này rất đắt. Do đó, loại sáp thường được sử dụng để phủ lên trái cây thường có chứa các chất kim loại nặng như chì và thủy ngân, formaldehyde hay các hóa chất nhuộm công nghiệp. Ăn táo sáp lâu dài sẽ làm hỏng hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh ung thư máu.

Trầu cau

Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.

Quả khế

Khế lại chứa một số chất độc nhất định, một khi ăn không đúng cách sẽ dẫn đến một lượng lớn chất độc tích tụ trong thận, khiến thận hoạt động kém, thậm chí dẫn đến suy thận và dần mất chức năng thận. 

Chuối chín ép

Chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu. Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu.