Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chỉ rõ vì sao mổ lấy thai tăng cao
Sính... mổ lấy thai
Đang mang thai con đầu được 28 tuần nhưng chị Bùi Lan Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ sinh nở sắp tới của mình. Chị Phương cho biết chị đã mua gói sinh đẻ tại một bệnh viện và chọn phương pháp mổ sinh.
Chị Phương cho biết mổ sinh để đảm bảo an toàn cho bé vì vợ chồng chị cưới nhau 3 năm mới có con nên chị chuẩn bị rất kỹ cho cuộc sinh đẻ lần này. Chị Phương tự tin khoe vợ chồng chị đã tìm hiểu kỹ và cũng được nhân viên tư vấn hướng tới mổ sinh.
Không giống chị Phương, chị Nguyễn Thị Thảo (32 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) mang thai tuần 37 và đang lên kế hoạch mổ sinh bé thứ hai. Cháu đầu, chị Thảo sinh thường và lần sinh thường đó khiến chị nhớ đời do đau đẻ kéo dài gần 1 ngày, mất sức và bé sinh ra còn bị ngạt phải hồi sức tích cực. May mắn bé không để lại di chứng nên lần sinh thứ hai chị chuẩn bị sẵn tư tưởng mổ sinh để an toàn cho mẹ và bé.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bà mẹ đi khám thai đều chuẩn bị rõ cho cuộc sinh đẻ của mình và được hỏi thì 2/3 số thai phụ trước đó đã mổ đẻ và chấp nhận mổ đẻ vì họ sợ đẻ thường.
Theo PGS Trần Danh Cường, hiện nay tỷ lệ mổ đẻ ở nước ta đang rất cao. Tại một số bệnh viện, con số thống kê ca mổ sinh lên tới 60% và tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương số ca mổ sinh cũng chiếm 1 nửa. Trong số đó, có một phần là trường hợp sản bệnh lý, sản phụ không thể sinh đẻ thường, có tiền sử mổ đẻ trước đó còn lại họ đều chọn mổ đẻ vì nghĩ an toàn hơn đẻ thường.
Mổ đẻ tăng vì đâu?
PGS Cường cho biết, tỷ lệ mổ đẻ tăng lên. Có thời gian người ta cho rằng do áp lực từ gia đình sản phụ, họ muốn mổ đẻ nhưng trên thực tế có sự “góp tay” của nhân viên y tế.
Nếu trước đây, sản phụ đi đẻ đều nghĩ đẻ thường, ngay cả ở nông thôn tỷ lệ đẻ thường vẫn chiếm hơn 70%. Còn ở thành phố thì ngược lại. Một phần do sự tư vấn của nhân viên y tế. Họ tư vấn chưa sát các ảnh hưởng của mổ đẻ cho sản phụ biết cũng như khi nào cần mổ đẻ. Nhiều nhân viên y tế còn cho rằng mổ đẻ an toàn hơn cho cả mẹ và bé. Chính tư tưởng này khiến nhiều bà mẹ mang thai con so đã có tâm lý mổ đẻ.
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng áp lực. Nếu ở pháp thời gian xổ thai khoảng 1 tiếng thì ở nước ta sau nửa tiếng mà sản phụ không xổ thai được tự nhiên sẽ được chuyển qua mổ lấy thai ngay cho sản phụ.
Những nguy cơ mổ lấy thai cũng có rất nhiều. Sản phụ đối diện với nguy cơ tai biến nặng như sốc phản vệ, thuyên tắc ối, xuất huyết nội. Những tai biến gần có thể là nhiễm trùng vết mổ, dính ruột, liệt ruột.
Trong ca phẫu thuật có thể có tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), khâu phải niệu quản, rò bàng quang, tử cung, rò bàng quang, âm đạo. Nhiều sản phụ bị tai biến chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ; chảy máu do rách thêm đoạn dưới.
Với trẻ sơ sinh bằng mổ lấy thai cũng có thể gặp các biến chứng như hít phải ối, ảnh hưởng thuốc gây mê, có tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.
Mổ lấy thai lần đầu, lần sinh sau thì nguy cơ thai nhi tử vong cũng cao hơn do tử cung có sẹo, độ bám chắc kèm hơn, việc nuôi dưỡng thai nhi cũng kém hơn ảnh hưởng tới thai nhi phát triển.
Để hạn chế mổ lấy thai đang tăng như hiện nay, PGS Cường cho rằng cần phải thay đổi công tác chăm sóc thai nghén và tư vấn cho người phụ nữ để họ biết về đẻ thường và mổ lấy thai. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp, tốt cho cả mẹ và trẻ như thực trạng đang diễn ra hiện nay.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.