Giải đáp: Làm cách nào để giảm đau xương cụt sau sinh?
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân đau xương cụt ở phụ nữ sau sinh
Xương cụt là xương rất nhỏ ở phần cuối của cột sống. Nó có tác dụng quan trọng giúp giữ cân bằng khi bạn ngồi và cố định các nhóm cơ, gân, dây chằng xung quanh. Đau xương cụt xảy ra ở dưới cột sống lan sang hông.
Đây là căn bệnh đặc trưng của phái nữ vì xương cùng của phái nữ ngắn và rộng hơn nam giới. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, vấn đề đau xương cụt sau sinh đã gây ra các trở ngại rất lớn và ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng đau xương cụt sau sinh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn biến thành mạn tính và gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của bạn.
Trong thời gian mang thai khi thai nhi càng lớn thì phần xương cụt chịu nhiều áp lực, cùng với đó là quá trình giãn nở của hệ thống dây chằng, cơ quanh xương chậu gây ra tình trạng căng thẳng trong thời gian dài. Cùng với đó, các cơ quan nội tạng cũng được đẩy lên phía trên, sau khi sinh con chúng sẽ hạ xuống, vì thế dễ gây tác động đến hông và xương cụt.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu do tổn thương âm thầm vùng xương chậu trong thai kỳ thì còn có những lý do khác như:
Thiếu hụt canxi: Phụ nữ mang thai không cung cấp đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, làm loãng xương.
Nghỉ ngơi không hợp lý: Phụ nữ sau sinh không nghỉ ngơi điều độ hoặc làm những việc nặng sau sinh cũng dẫn tới đau xương cụt sau sinh.
Cơ thể thiếu chất: Sau khi sinh chị em vẫn cần phải cung cấp dinh dưỡng cho con thông qua nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại ăn uống sơ sài, không đủ chất khiến cơ thể bị thiếu chất, suy nhược và có thể gây ra tình trạng đau xương, trong đó có xương cụt.
Nếu hiện tượng sau sinh bị đau xương cụt liên tiếp lâu ngày thường do các bệnh lý gây ra.
Mắc bệnh xương khớp: Một số bệnh xương khớp điển hình gây ra tình trạng đau xương cụt sau sinh như loãng xương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống
Mắc bệnh phụ khoa: Đây là vấn đề mà chị em không nên xem thường. Bởi đau xương cụt sau sinh còn là dấu hiệu biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Ở phụ nữ như viêm cơ quan sinh dục, tử cung bất thường, xuất hiện khối u ở khoang chậu, bệnh về hệ thống bài tiết,…
Một số nguyên nhân khác: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đặt vòng tránh thai không phù hợp, một số dị tật sau sinh như khoang chậu sưng huyết, tử cung xuất huyết…
Dấu hiệu đau xương cụt sau sinh
Biểu hiện đau xương cụt sau sinh khá rõ ràng bởi chị em sẽ có cảm giác bị đau nhức vùng xương cùng và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng nhất khi ngồi. Chúng ta cũng sẽ cảm thấy đau khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc nếu bạn rặn khi đi vệ sinh.
Một số trường hợp triệu chứng đau chỉ xảy ra ở vùng xương cụt nhưng cũng có trường hợp triệu chứng đau lan rộng đến 2 chân, 2 đùi, lan đến vùng háng, đầu gối, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ rất nhiều.
Bị đau xương cụt sau sinh phải làm sao?
May mắn đây là căn bệnh không quá nguy hiểm đến sức khoẻ, không để lại di chứng nghiêm trọng nhưng lại gây cản trở cho cuộc sống rất là nhiều. Điển hình như chị em sẽ không thể ngồi cho con bú thoải mái, không thể ngồi làm việc lâu… dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm các cơn đau xương cụt. Một số bệnh nhân sẽ tự khỏi sau thời gian nghỉ ngơi mà không cần điều trị, một số khác thì sẽ gặp cơn đau trong thời gian dài và phải sử dụng thuốc giảm đau thì mới có thể hết bệnh.
Bạn có thể áp dụng các cách làm giảm đau xương cụt sau sinh sau đây:
- Sau khi sinh, các mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ, ít nhất là 6 tuần sau sinh, tránh vận động mạnh để giúp cơ thể phục hồi hiệu quả.
- Sử dụng chườm nóng, chườm lạnh, hoặc tắm nước ấm để giảm đau. Mẹ có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, nhỏ chút tinh dầu sẽ giúp mẹ cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn nhiều.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và các chất thiết yếu trong thời gian cho con bú. Đặc biệt là canxi để giúp xương chắc khoẻ.
- Một số chị em sẽ bị đau khi đi đại tiện do đau xương cụt. Do đó, chúng ta nên hạn chế tình trạng táo bón bằng cách bổ sung nhiều chất xơ và nhiều nước trong chế độ ăn hằng ngày.
- Các chị em sau sinh có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng để giúp giảm áp lực lên xương cụt và lưu thông mạch máu, giúp cho xương khớp của chúng ta được linh hoạt. Yoga là bộ môn có nhiều động tác nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả nhất đến hệ cơ xương mà chị em có thể áp dụng.
- Khi ngồi nên chọn tư thế ngồi thẳng hoặc dựa lưng vào ghế mềm để hạn chế áp lực lên xương cụt. khi ngủ, nằm nghiêng về một bên là tư thế thoải mái nhất.
- Bạn có thể nhờ chồng và người thân hỗ trợ trông coi, chia sẻ công việc chăm em bé để bạn có thời gian nghỉ ngơi, giảm các cơn đau xương cụt.
- Nếu cơn đau trở nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho bác sử dụng các loại thuốc giảm đau không chứa steroid, sẽ không làm ảnh hưởng đến em bé.
Để phòng ngừa hiện tượng đau xương cụt sau sinh, trong thời kỳ mang thai chị em cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để không tăng cân quá mức vì em bé càng to thì càng làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống và thắt lưng.
Trong thai kỳ, chúng ta cũng cần bổ sung đầy đủ canxi (theo khuyến cáo phụ nữ mang thai cần 1000mg canxi/ngày) để xương được chắc khoẻ. Chị em cũng có thể lựa chọn hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của mẹ và bé cũng như phòng ngừa đau xương khớp sau sinh.
Hiện tượng đau xương cụt sau sinh sẽ gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của chị em phụ nữ. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan khi có dấu hiệu đau nhức mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...