Gân xanh nổi ở chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Nỗi gân xanh ở vùng chân
Đặc biệt là phụ nữ không nên chủ quan khi nổi nhiều gân xanh ở chân. Rất có thể bạn mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dần hồi phục. Nếu để lâu hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu. Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng mẹ bầu gặp phải khi bị suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ trong quá trình mang thai rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh thường chuyển biến nặng hơn khi đến 3 tháng cuối của thai kì. Bệnh suy giãn tĩnh mạch khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu. Điều đó thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:
- Ở những tháng đầu thai kì,mẹ bầu thường xuyên cảm thấy nặng chân, mỏi chân, tê chân, châm chích như kiến bò dưới da.
- Chuột rút ( xuất hiện nhiều nhất về đêm).
Gân xanh hoặc đỏ với kích thước lớn nhỏ nổi cộm theo từng vùng dưới da.
- Khi đến những tháng cuối thai kì, mẹ bầu sẽ thấy chân sưng phù ( đặc biệt ở vùng mắt cá chân).
- Thỉnh thoảng cảm thấy ngứa ở vùng chân, da bắt đầu sậm màu.
- Nếu không được điều trị sớm dễ gây lở loét rất khó chữa lành.
- Ngoài ra, còn có các biểu hiện như đau, sưng phù ở vùng âm hộ do tĩnh mạch bị giãn ra, và có thể mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu
- Khi mang thai lượng máu tăng lên khoảng 50%, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Khi bào thai ngày càng lớn sẽ làm cho tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu và ở vùng chân. Nên gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân ở mẹ bầu.
- Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thì lượng hormon progesterone sẽ tăng cao, đó là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch cho bà bầu.
- Bệnh sẽ khỏi hẳn triệu chứng sau khi sinh em bé khoảng 3-6 tháng
Vì vậy, khi người phụ nữ mang thai nhiều lần sẽ làm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị ở lần mang thai trước.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.