Đưa con về quê ăn Tết, ngoài những vật dụng thiết yếu như: quần áo, bỉm sữa thì mẹ cần chú ý đến việc con bị ốm vặt, ho hắng hoặc có vấn đề về tiêu hoá khi thay đổi môi trường sống.

Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, vấn đề hay hay gặp nhất khi thay đổi môi trường sống hay vùng khí hậu thường là ho hắng, sốt hoặc ấm người, khô mũi hoặc sổ mũi, hệ tiêu hoá (đối với con bú mẹ hoàn toàn hoặc con bú mẹ 1 phần). 1 vài vấn đề khác về da liễu như muỗi đốt, sẩn ngứa, rôm sảy.,,

Theo anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nộ, ốm vặt của con nằm ở vấn đề hô hấp là chủ yếu, chiếm tới 80-90%, các vấn đề tiêu hoá chiếm tới 10-15%, các vấn đề da liễu thì ít gặp, chắc tầm 5-10% là nhiều. Vậy bố mẹ cần chuẩn bị gì khi trẻ bị ốm vặt trong thời gian về quê ăn Tết?

1. Chuẩn bị đồ để xử trí các vấn đề liên quan đến sốt

- Các loại hạ sốt cần có, bao gồm cả dạng gói và dạng viên nhét. Dạng gói có thể dùng Hapacol hoặc Effelagan viên sủi, dạng siro có thể dùng Tynelon. Đối với viên nhét thì chỉ có 1 lựa chọn duy nhất: Effelagan viên đặt. Bác sĩ không khuyến cáo chuẩn bị sẵn Ibuprofen vì khi con đã không đáp ứng với Paracetamon thì mẹ nên cho con đi khám để yên tâm hơn, nhất là dịp Tết, rất nhạy cảm.

- Chú ý, dùng loại nào đi nữa thì vẫn phải chú ý liều chia theo cân nặng: 15mg/kg.

- Ngoài hạ sốt thì mẹ có thể chuẩn bị thêm các loại khác như khăn lau hạ sốt, Orerol (nếu cần hoặc nếu con trước đó đã từng dùng), siro hạ sốt thảo dược Soothing, để dùng ngay khi con có hiện tượng hơi ấm ấm người hoặc hơi nóng đầu.

- Với tình huống sốt đêm thì ưu tiên dùng viên nhét, nếu thấy con ngủ trằn trọc, khó chịu, lăn qua lăn lại, ảnh hưởng tới giấc ngủ thì mẹ dùng viên nhét cho con để ngủ ngon hơn (có thể tình huống này con sốt chưa cao).

- Với tình huống sốt ban ngày, mẹ quan sát thể trạng, vận động, phản xạ, ăn uống của con khi có cơn sốt đến, kết hợp với nhiệt độ sốt để quyết định có dùng hạ sốt cho con không.

2. Xử trí trình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khô mũi do thay đổi môi trường

Chuẩn bị đồ theo hướng không kháng sinh, không Coriticoid, hạn chế uống, ưu tiên tác dụng tại chỗ và vệ sinh mũi.

- Khi thay đổi môi trường thì việc kiểm soát nhiệt độ độ ẩm của phòng ngủ cũng khó hơn, đôi khi muốn mà không làm được, nên mẹ cần tăng tính chủ động trong chăm sóc mũi cho con. mẹ tham khảo và chuẩn bị các loại sau:

+ Muối sinh lý, dạng xịt hoặc dạng nhỏ: Dạng xịt thì dùng xịt mũi cá heo xanh là chuẩn nhất, dạng nhỏ thì dùng Fysoline hồng. 2 loại này được đánh giá an toàn với các con 0-6 tháng tuổi. Muối này dùng để vệ sinh mũi cho con khi có hiện tượng tái phát.

+ Muối ưu trương: Là các loại muối nồng độ từ 1,9% hoặc 2,3% hoặc 3%, những loại này dùng khi con mới chớm sổ mũi hoặc nghẹt mũi nhẹ trong giai đoạn khởi phát, đặc biệt hiệu quả với trường hợp mũi đặc xanh vàng quánh. Nhóm này mẹ có thể lựa chọn: Nebian 3% đạng xịt hoặc nhỏ, Cá heo cam dạng xịt hoặc Fysoline xanh.

+ Hút mũi silicon: Hút mũi 2 đầu, có cổ góp để chưa dịch mũi là thứ không thể thiếu hoặc không thể quên khi con về quê, cũng không cần thiết phải mua máy hút mũi..

+ Dưỡng ẩm và cấp ẩm mũi cho con: Loại này rất cần thiết cho cho con hay bị khô mũi, khụt khịt mũi, khô mũi về đêm, hút không ra dịch. Mẹ chuẩn bị 1 hộp Isonebial là ổn cho cả đợt Tết.

+ Các loại xịt chuyên dụng để xử lý tình trạng viêm mũi do virus, đây là nhóm sản phẩm thiết yếu nhất cần chuẩn bị cho con. Nếu con chưa từng dùng loại nào thì mẹ nên dùng xịt mũi thảo dược soothing, khá an toàn. Còn nếu trước đó con đang dùng loại nào rồi thì mẹ cứ chuẩn bị loại đó, đang dùng lợi khuẩn thì chuẩn bị dự phòng lợi khuẩn, đang dùng Otosan thì chuẩn bị xịt Otosan, không phải chạy theo xu hướng.

- Chuẩn bị đồ hết rồi thì cần nhớ các phương pháp và nguyên tắc chăm sóc mũi cho con, chú ý là cữ vệ sinh mũi cho con trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy, sau khi tắm xong chứ không phải là sáng, trưa, tối nhé.

- Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể chuẩn bị thêm co mạch như Otriven hoặc kháng histamin như aerius (những loại này thực sự không cần thiết lắm).

Ảnh minh họa.

3. Xử trí tình trạng ho của con

- Ho do đường hô hấp trên thì ưu tiên xit họng giảm kích ứng kết hợp siro ho thảo dược để giảm nhẹ cơn ho, nếu nhiều đờm kết hợp thêm siro long đờm.

+ Xịt họng: Mẹ ưu tiên chuẩn bị xịt họng soothing cho con nhé, có thể nói đây là xịt họng thảo dược duy nhất dùng được cho con 0-6m.

+ Siro ho cho con từ 0-6m: Chuẩn bị Prospan hoặc siro ho Soothing cho con nhé, sẽ giảm được tình trạng nôn do siro quá ngọt.

+ Siro long đờm: Ưu tiên dùng Bisovol kid 4mg, nếu con không hợp tác thì mẹ chuẩn bị Halixol, đây là 2 lựa chọn duy nhất.

- Nếu con ho kèm nôn nhiều hơn 3-4 lần trong ngày kèm mệt thì mẹ cần cho con đi khám nhé. Còn con ho nôn 2-3 lần trong ngày, nôn xong vẫn khoẻ thì không sao.

- Nếu con ho kèm thở mệt, thở nhanh, thở nặng, rút lõm, khó thở thì mẹ cần kho con đi khám luô, bác không hướng dẫn chuẩn bị các loại chuyên khoa sâu liên quan đến hô hấp dưới.

4. Chuẩn bị về tiêu hoá cho con

Các vấn đề về tiêu hoá, có thể con đi ngoài nhiều lần do thay đổi môi trường hoặc nặng là tiêu chảy, mẹ cần chuẩn bị:

- Men vi sinh: Men mà con đã từng dùng hoặc đang dùng.

- Kẽm: có thể cần thêm 1 lọ kẽm không có thành phần vitamin C như Biolizin để dùng cho con khi bị tiêu chảy.

- Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có tiền sử đã từng bị tiêu chảy kéo dài thì mẹ chuẩn bị thêm tầm vài gói Hidrasec.

- Vấn đề tiêu hoá, nếu con bị tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày không cầm kèm mất nước thì mẹ cần cho con đi khám nhé.

- Mẹ chú ý liều dùng của men kẽm khi dùng cho tiêu chảy nhé.

5. Chuẩn bị cho các vấn đề về da liễu

- Muối đốt, ngứa thì mẹ dùng gel bôi Oatrumkid xanh, hoặc những loại mẹ đã từng dùng.

- Đuổi muỗi thì dùng sáp bôi Soothing hoặc các loại tinh đầu đuổi muỗi.

- Tắm: Chuẩn bị sữa tắm mẹ đang dùng cho con, nhưng chú ý việc thay đổi nguồn nước có thể làm da con bị kích ứng.

- Con có tiền sử chám sữa, viêm da cơ địa thì mẹ chuẩn bị thêm dưỡng ẩm nhé.

6. Chuẩn bị cho sự thay đổi vùng khí hậu

- Di chuyển từ vùng nóng sang lạnh, từ trong xe ô tô ra ngoài, từ phòng điều hoà ra ngoài thì mẹ cần dùng thêm sáp giữ ấm hoặc giữ cân bằng thân nhiệt như hoặc tinh dầu mà mẹ đang dùng.

- Chuẩn bị quần áo phù hợp với môi trường cho con, mặc thoáng, không quá bí.

7. Thực phẩm tăng đề kháng có cần không?

Không cần chuẩn bị tăng đề kháng nữa. Trẻ 0-6m thì sữa mẹ là tăng đề kháng tốt nhất rồi.

8. Về phía mẹ cần chuẩn bị gì?

- 1 bầu sữa căng đầy, để con cần là có.

- Hệ thống lại kiến thức, kinh nghiệm, để xảy ra tình huống nào có thể xử lý được tình huống đó mà hông bị rối.

- Sẵn sàng tâm lý: Con có thể húng hắng, mũi họng hay bất kì vấn đề khác.

Chia sẻ