Ðể không bị huyết trắng tấn công
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi nhiều mầm bệnh tấn công, vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng. Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ đều có thể mắc phải, nhưng rất ít trong số đó hiểu về những ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Huyết trắng bình thường: có màu trắng đục hoặc trong, ít, không hôi; không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau khi giao hợp; ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường...
Huyết trắng bệnh lý: số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng. Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp. Bệnh huyết trắng thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh... Tác nhân gây ra huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khỏe: Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...
Đối với phụ nữ mang thai: bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng gây hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.
Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh một vợ một chồng. Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô vùng kín bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày như jean… Giặt sạch quần lót, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại. Bỏ thói quen thụt rửa âm đạo, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi, ngứa ngáy, thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị kip thời.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng dễ hỏng "cặp tuyết lê"
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi ân ái
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe chồng hỏi một câu
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.