Cháo cá chép: Cá chép 1 con (250 - 500g), gạo nếp 100g, hành, gừng; cá chép làm sạch cho vào nồi với gạo nấu thành cháo; sau khi cá, gạo đã nhừ; cho hành, gừng vào, đợi 15 phút là có thể ăn được.

Cháo, canh cá chép giúp giảm chứng phù nề do suy thận. (Ảnh: Internet)

Canh cá chép: Cá chép 1 con (250 - 500g), đậu đỏ 50g, hạt bí đao 50g; cá chép làm sạch, hạt bí đao nghiền nát lấy nước sau đó cho vào nồi với cá, đậu đỏ và đun lên. Sau khi chín thì nêm muối, mì chính, có thể ăn thay canh.

Cháo hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, cây sơn dược 50g, gạo tẻ 50g, gừng tươi; đầu tiên cho hoàng kỳ vào nồi đun, lọc lấy nước bỏ bã; sau đó cho gạo và sơn dược vào nấu thành cháo, cho muối và gừng tươi vào để ăn. Món cháo này rất tốt trong việc giảm sưng tấy ở lá lách.

Canh cá diếc: Cá diếc 2 con (250g), trần bì 20g, hồng táo 10 quả; làm sạch cá sau đó cho vào nồi cùng trần bì, hồng táo và 1 lượng nước vừa đủ để đun lên, sau khi chín có thể cho thêm muối, mì chính vào để ăn, ăn như canh bình thường.

Cháo đậu đen: Đậu đen 60g, ý dĩ 30g, gạo nếp 50g, quả dâu 30g, rễ hồi hương 30g; đun hồi hương và quả dâu lên đến nhuyễn sau đó cho đậu đen, ý dĩ, gạo nếp vào nấu thành cháo. Có thể ăn với muối hoặc đường đỏ.

Canh đỗ trọng thận dê: Đỗ trọng 12g, thận dê 1 đôi, gừng tươi, tỏi; thận dê bỏ lớp bọc ngoài thái nhỏ cho vào nồi cùng đỗ trọng, gừng và tỏi, ninh lên (ninh cách thủy), đến khi chín ăn như thức ăn bình thường.