Dùng một miếng BVS cả ngày, cô gái chết lặng khi nhìn "vùng kín" lúc cởi quần
Bác sĩ Sản phụ khoa nổi tiếng Trần Bác Nhân chia sẻ với Ettoday, có một cô gái 23 tuổi mặc quần bó sát đi dự tiệc. Đúng trong giai đoạn cuối của kỳ kinh nguyệt, mặc dù lượng kinh nguyệt tương đối ít nhưng cô gái vẫn dùng một miếng băng vệ sinh để đề phòng. Do bữa tiệc quá vui, nên cô không đi vệ sinh và cũng không thay băng.
Hôm sau cởi quần và xem, cô gái tá hỏa khi phát hiện phần vùng kín in nguyên hình chiếc băng vệ sinh, toàn bộ bề mặt là màu đỏ, cô gái quá sợ hãi lên mạng cầu cứu, sau đó ra tiệm thuốc tây mua thuốc về tự bôi. Tuy nhiên tình trạng không những không cải thiện mà sự khó chịu đã tăng đến cực điểm, cuối cùng người nhà phải đưa cô gái vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Trần Bác Nhân cho biết, khi cô gái đi khám bệnh, phần dưới in hình chiếc băng vệ sinh đã sưng to gấp 4 lần. Sau khi hỏi mới phát hiện, sản phẩm vệ sinh không thích hợp đã khiến âm hộ bị viêm mô tế bào, ngoài sưng tấy thì thực tế khắp "vùng kín" còn có vết thương. Lúc đầu, cô gái gãi nhẹ vì ngứa, sau đó cộng thêm say rượu trong khi ăn tiệc nên không kiểm soát được lực khi gãi. Phần thân dưới ở trong môi trường ẩm và máu khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Trong đó đáng sợ nhất là khuẩn tụ cầu vàng, một khi có máu và vết thương sẽ phát triển không kiểm soát, cuối cùng chỉ còn cách nhập viện.
Lúc này cô gái còn mặc cả với bác sĩ rằng, cô không nhập viện mà chỉ muốn uống thuốc, thậm chí cô còn hỏi bác sĩ rằng: “Nếu thời gian này dùng thêm băng vệ sinh có tốt hơn không?”
Bác sĩ Trần Bác Nhân bắt đầu giải thích, từ năm 1980 chỉ trong vòng 2 tháng, có hơn 800 phụ nữ đã bị nổi mụn ở "vùng kín" sau khi sử dụng băng vệ sinh. Khi đó, băng vệ sinh đề cao sức hút siêu khủng, tuy nhiên khiến niêm mạc âm đạo lại quá khô và gây tổn thương, một khi có vết thương, thêm máu và vi khuẩn rất dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng, như nhiễm độc và vi khuẩn lưu thông khắp cơ thể.
Sau khi nghe xong, cô gái rất ngạc nhiên vì các triệu chứng của cô sẽ nặng hơn nếu cô sử dụng băng vệ sinh vào thời điểm đó, cuối cùng cô sẵn sàng nằm viện 3 ngày và điều trị kháng sinh 14 ngày. Bác sĩ Trần Bác Nhân cho biết, nếu cô gái không nghe theo lời khuyên của bác sĩ và không sẵn sàng hợp tác điều trị đầy đủ thì rất dễ bị lây nhiễm trở lại. Bác sĩ Trần Bác Nhân cũng nhắc nhở các cô gái rằng việc mặc quần bó và dùng một miếng băng vệ sinh trong thời gian dài có thể khiến vùng kín bị nóng nực, lâu ngày rất dễ nhiễm trùng.
Viêm mô tế bào?
Viêm mô tế bào là loại nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp nhất. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Viêm mô tế bào được đánh giá là bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vi khuẩn có thể lây lan từ bề mặt da vào hạ bì, mô mỡ và có thể xâm nhập vào máu, hạch bạch huyết, gây tổn thương những cơ quan bên trong cơ thể.
Nếu người lớn mắc bệnh lý này, phạm vi ảnh hưởng có thể khu trú ở chi dưới. Còn với trẻ em, viêm mô tế bào thường xuất hiện ở mặt và cổ. Có rất nhiều loại vi khuẩn gây ra bệnh lý này, hai vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và Streptococcus. Các vi khuẩn này sống tự nhiên trên da và có xu hướng xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết mổ ở trên da.
Triệu chứng thường gặp của viêm mô tế bào, bao gồm:
- Đỏ da
- Sưng viêm
- Đau rát
- Bề mặt da nóng hơn vùng da bình thường
- Có thể xuất hiện mụn nước
- Ngoài những triệu chứng ở da, viêm mô tế bào có thể khiến bạn bị sốt nhẹ và mệt mỏi.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...