Từ xa xưa, nhân sâm đã được mọi người coi như một loại thần dược quý hiếm, được sử dụng để tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ,… Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ loại, như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm...

Tuy nhiên, nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn

Y học cổ truyền chỉ ra các tác dụng phụ của sâm thường gặp nhất là: rối loạn giấc ngủ, đau đầu, buồn nôn. Một số sản phẩm của nhân sâm cũng sẽ có những tác dụng phụ như vậy nếu dùng quá liều như sâm ngâm mật ongNhững tác hại này không nghiêm trọng, nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu. Thường thì các triệu chứng này xuất hiện khi mới bắt đầu sử dụng nhân sâm tươi và sẽ hết sau một thời gian.

Vấn đề về tiêu hóa

Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng loại thực phẩm quý này thường gặp phải nhiều triệu chứng. Đó là những tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói. Thậm chí tác dụng phụ nhân sâm còn làm cho bạn có cảm giác đầy hơi, trướng bụng, khó chịu. Đó là do hệ tiêu hóa của cơ thể chưa kịp thích nghi. Vì trong nhân sâm tươi có nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sâm tươi lại có tính hàn lạnh nên tác hai của sâm đối với những người có hệ tiêu hóa yếu có thể phát tác những triệu chứng như trên.

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể


Tác dụng của sâm tươi đối với sức khỏe, sung chất dinh dưỡng cho cơ thể được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ của hồng Sâm Hàn Quốc như làm tăng nhịp tim và huyết áp. Nó có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước, đặc biệt là những người đang bị cao huyết áp. Những người có vấn đề về tim, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm. Nó có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng phụ của nhân sâm phải bàn đến đó chính là ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú. Trẻ em và trẻ sơ sinh có cơ thể yếu, chưa phát triển toàn diện không nên dùng sâm.

Phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên tránh sử dụng nhân sâm. Nhân sâm là một thảo dược quý hiếm nhưng nếu sử dụng không đúng cách nó sẽ trở thành độc dược. Phụ nữ mang thai khi sử dụng nhân sâm và hồng sâm, tác dụng phụ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho em bé. Tác dụng phụ của hồng sâm đối với phụ nữ nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến sảy thai. Các bà mẹ đang cho con bú cũng nên cẩn thận khi dùng các sản phẩm có chứa nhân sâm. Bởi nó có thể dẫn đến ngộ độc cho con trẻ. 

Viêm mạch máu

Tuy sử dụng nhân sâm có công dụng giúp tăng cường sức khỏe, khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, kể cả bệnh ung thư nhưng 1 số trường hợp nên tránh việc dùng nhân sâm quá liều. Sử dụng liều lượng cao và không phù hợp có thể có thể dẫn đến tác dụng phụ của sâm làm viêm mạch máu. Trường hợp nghiêm trọng có thể kích thích dây thần kinh gây ra đột quỵ, nhức đầu hoặc sốt cao,… Thế nên, bạn cần đặc biệt lưu ý sử dụng nhân sâm đúng cách.

Dị ứng


Nhiều người bị dị ứng với những thành phần có trong nhân sâm. Khi vô tình sử dụng sâm, họ có thể gặp nhiều ảnh hưởng như: khó thở, phát ban, ngứa,… Với những người bị dị ứng nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, trước khi dùng sâm bạn nên kiểm tra xem bản thân có dị ứng với thành phần hoạt chất có trong sâm không.

Khả năng ức chế đông máu

Nhân sâm tươi hoặc các chế phẩm như tinh chất hồng sâm có khả năng làm hạ đường huyết. Nếu bạn sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm. Vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

Ảnh hưởng tâm thần phân liệt

Tác dụng của sâm tươi Hàn Quốc là tăng cường và bảo vệ sức khỏe, nhưng nếu dùng không đúng cách có thể biến thành tác hại. Bởi tác hại của nhân sâm khi dùng ở liều lượng quá cao vượt mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng lớn đến các mạch thần kinh trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân sâm cùng với thuốc chống loạn tâm thần sẽ làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở người tâm thần phân liệt.