Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng rất giàu các dinh dưỡng bao gồm protein, lipit, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt trong số các loại protein, nhiều nhất và chủ yếu nhất chính là ovalbumin trong lòng trắng và vitellin trong lòng đỏ của trứng ngỗng rất có lợi cho sức khỏe bà bầu.

Trứng ngỗng rất giàu dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, rất nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người cũng tập trung ở lòng trắng trứng và được tiêu hóa, hấp thu rất dễ dàng. Bên cạnh đó, đa số thành phần lipit sẽ nằm ở lòng đỏ, một nửa trong số đó là Lecithin. Chất này có tác dụng cực lớn đối với sự phát triển của não và các tổ chức thần kinh.

Các khoáng chất trong trứng ngỗng chủ yếu cũng nằm ở phần lòng đỏ. Đặc biệt là sắt, canxi, magie với hàm lượng tương đối nhiều, dễ được cơ thể hấp thu và tận dụng. Vitamin trong trứng ngỗng cũng vô cùng phong phú, bao gồm vitamin A, D, E, riboflavin và thiamin (cả hai đều thuộc nhóm vitamin B).

Bà bầu ăn trứng ngỗng có lợi gì?

Trước tiên cần phải làm rõ vấn đề bà bầu liệu có thể ăn trứng ngỗng hay không?

Theo các chuyên gia trên Erbohui thì với các thành phần dưỡng chất tuyệt vời nêu trên, bà bầu hoàn toàn có thể cho trứng ngỗng vào thực đơn ăn uống.

Tuy nhiên, do trứng ngỗng có tính hàn nên bà bầu có thể chất hàn cần thận trọng khi ăn. Ngược lại chị em có thể chất theo hướng “nhiệt” thì lại thích hợp hơn, nhưng vẫn không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không là thắc mắc của nhiều chị em- Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu ăn trứng ngỗng có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị “trúng độc bào thai”

Sau tuần thai thứ 2 hoặc 3 thì bà bầu có thể ăn khoảng 10 quả trứng ngỗng mỗi tháng. Thực đơn ăn uống này rất có lợi để giúp em bé sinh ra không bị tình trạng trúng độc.

Cụm từ “trúng độc bào thai” chính là các triệu chứng dị ứng nặng cấp tính sau khi trẻ được sinh ra, phổ biến là làn da bé bị sưng phù, nổi mụn nước hay bong tróc v.v…

Trứng ngỗng được hấp thu từ quá trình ăn uống của mẹ có tác dụng rất lớn đối với việc lấy đi các độc tố gây kích thích da của trẻ sơ sinh, giúp làn da của bé được khỏe mạnh hơn.

Trứng ngỗng giúp hệ thần kinh phát triển và cải thiện chứng hay quên ở mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu ăn trứng ngỗng có lợi cho sự phát triển não bộ và tổ chức thần kinh

Dù là trứng gà, trứng vịt hay trứng ngỗng thì hàm lượng lipit chủ yếu tập trung ở lòng đỏ, trong đó phải kể đến Lecithin. Nguyên tố này giúp thúc đẩy tế bào thần kinh phát triển vượt trội, có lợi cho trí não của cả mẹ và bé.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có thể tăng cường trí nhớ

Biến đổi cơ thể cộng với áp lực trong thai kỳ khiến nhiều chị em mắc chứng hay quên. Lúc này, bạn có thể tự chế biến món ăn đơn giản với trứng ngỗng để giúp cải thiện trí nhớ.

Hãy cho một quả trứng ngỗng vào chén, thêm ít đường cát trắng và đánh cho tan đều, sau đó nấu chín và ăn vào sáng sớm lúc bụng đói.

Bên cạnh đó, dù tốt thế nào thì bạn cũng cần lưu ý vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ. Thực tế, bạn chỉ cần ăn liên tục món trứng ngỗng với đường cát trong khoảng 5 ngày, trí nhớ sẽ cải thiện rõ rệt.