Phụ Nữ Sức Khỏe

Sự thật ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh hơn?

Nhiều người vẫn nghĩ trứng ngỗng rất tốt cho bà bầu và giúp thai nhi thông minh hơn. Tuy nhiên, cho đến giờ, đây cũng chỉ là tin đồn chưa có sự kiểm chứng.

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi.

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh.

Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của bà bầu, bổ sung viên sắt/acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không. Đây là chia sẻ của BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa trên báo điện tử VOV.

Thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng không bằng trứng gà. Ảnh minh họa.
Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng không bằng trứng gà. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà.

Cũng theo báo VOV, kết quả từ của một cuộc nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).

Trong 100 gam trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%).

Ngoài ra, về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô dáo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.

Có thể mắc béo phì, cao huyết áp vì ăn nhiều trứng ngỗng

Cũng theo thông tin đưa trên tờ Khám phá, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Hàm lượng cholesterol và giàu lipid có nhiều trong trứng ngỗng chính là những chất không có lợi cho sức khoẻ và hệ tim mạch của phụ nữ có thai. Chị em có thể bị thừa cân, béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,… nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.

Trứng ngỗng không thực sự tốt cho bà bầu và không giúp trẻ thông minh. Ảnh minh họa.
Trứng ngỗng không thực sự tốt cho bà bầu và không giúp trẻ thông minh. Ảnh minh họa.

Lời khuyên của các bác sỹ

Các mẹ nên biết, mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Vì thế, mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn lại khó tiêu, gây trở ngại với sức khỏe bà bầu.

Đồng thời, cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, để các thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau. Bà bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả/tuần. Vì vậy các bà bầu đừng bao giờ ép mình ăn nếu cơ thể không có nhu cầu.

Theo Mạc Nhiên/Doisongphapluat

Tin liên quan

Ăn cà tím tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng cần lưu ý điểm này

Cà tím chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu, nhưng nó cũng có hại nếu như mẹ ăn không...

Điểm danh 6 loại nước ép rau củ cực kỳ tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Bẹ bầu có các dấu hiệu mệt mỏi, mất ngủ, thiếu sắt trong thời kỳ mang thai đừng bỏ qua...

Công dụng kỳ diệu của dầu dừa đối với sức khỏe bà bầu

Dầu dừa có rất nhiều công dụng đối với làn da và sức khỏe của bà bầu. Chị em đừng...

8 ích lợi từ quả mít đối với sức khỏe bà bầu

Bà bầu ăn mít có tốt không là thắc mắc của nhiều chị em thèm ngọt khi mang thai. Bài...

Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai

Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của mỗi phụ nữ cả về thể chất lẫn...

Lợi ích không tưởng mà tỏi mang lại cho sức khỏe phụ nữ mang thai

Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn mang về nhiều lợi...

Lợi ích vàng của hoa atiso với sức khỏe phụ nữ mang thai

Hoa atiso có hương vị thơm mát rất dễ ăn, được xem như một loại rau giàu dinh dưỡng tốt...

Tin mới nhất

Làm “chuyện ấy” có thể gây tử vong? Bác sĩ nhắc nhở đặc biệt đối với 6 kiểu người này

2 giờ trước

Trao thân cho người không xứng đáng, tôi bị tình già bỏ rơi không thương tiếc

11 giờ trước

Sau lần đầu ra mắt nhà bạn trai, tôi rơi vào tình trạng chới với vì những lần nhờ vả...

11 giờ trước

Vợ mới đẻ chồng đã 'tòm tem' không về nhà, phút mốt tôi khiến anh mất tất cả

11 giờ trước

'Tiểu tam' vác bụng bầu đến nhà chồng ăn vạ, tôi cho cô ta xem 1 thứ đã sợ hãi...

11 giờ trước

Rước nhân tình về rồi đuổi vợ 'không biết đẻ' ra khỏi nhà, gã chồng bội bạc nhận cái kết...

11 giờ trước

Vì sao đàn ông luôn say mê phụ nữ đã có chồng: 9 lý do ai nghe cũng phải gật...

12 giờ trước

3 cách hàn gắn hôn nhân đổ vỡ giúp tình cảm vợ chồng bền vững, tốt đẹp hơn xưa

12 giờ trước

25 năm chung sống, bất ngờ phát hiện chồng ngoại tình 17 năm qua

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình