Điều gì xảy ra với cơ thể phụ nữ sau khi sinh con?
Không chỉ thay đổi "một trời một vực" trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sau sinh còn có nhiều sự thay đối bất ngờ. Tạp chí Parents đã liệt kê ra 11 sự thay đổi rõ rệt nhất đối với phụ nữ sau sinh, chị em nên tham khảo và chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn đặc biệt này.
Những thay đổi ở cơ thể phụ nữ sau sinh
Rụng tóc sau sinh
Những tuần đầu sau sinh, bạn sẽ rụng tóc với số lượng lớn. Thông thường, mỗi người trung bình một ngày rụng khoảng 100 sợi tóc. Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, lượng tóc rụng sẽ tăng gấp nhiều lần.
Thay đổi màu da
Chị em có thể thấy làn da sáng màu hơn sau khi. Nguyên nhân chủ yếu do các hắc sắc tố bắt đầu giảm, trở về trạng thái cân bằng. Tình trạng mụn trứng cá, bã nhờn sẽ không còn xuất hiện trong 2 tuần sau sinh.
Bầu ngực thay đổi
Sữa bắt đầu tăng tiết sau sinh khiến bầu ngực chị em trở nên căng đau, đỏ ửng từ 1 - 2 ngày sau sinh. Trong 3 - 4 ngày tiếp theo, tình trạng này sẽ được cải thiện. Chị em cũng gặp hiện tượng sữa chảy trong vài tuần đầu, ngay cả khi mẹ không cho trẻ bú.
Kích thước bụng
Ngay sau khi sinh, tử cung của phụ nữ chưa thu hẹp về trạng thái ban đầu. Trong 6 tuần tiếp theo, hormone oxytocin sản sinh ra khi trẻ bú mẹ, tử cung sẽ thu hẹp về trạng thái ban đầu.
Bên cạnh đó, vùng bụng phụ nữ sau sinh vẫn còn nhiều vết rạn da. Để cải thiện vòng bụng, phụ nữ sau sinh có thể tập các bài tập vùng bụng hoặc các động tác yoga giúp làm săn chắc.
Thường xuyên đau lưng
Cơ thể phụ nữ sau sinh cần được phục hồi sau giai đoạn vượt cạn. Trong giai đoạn này, chị em thường xuyên bị những cơn đau lưng hành hạ. Nguyên xuất xuất phát từ việc các cơ vùng bụng chưa kịp thắt lại hoặc tư thế ngồi không đúng trong thai kỳ. Tình trạng này sẽ thuyên giảm trong khoảng 6 tuần sau sinh. Nếu cơn đau lưng tiếp tục xuất hiện, phụ nữ sau sinh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Tiểu không tự chủ sau sinh
Phụ nữ sau sinh sẽ không phải đối mặt với tình trạng đi tiểu liên tục như trong thai kỳ. Tuy nhiên, áp lực vùng niệu đạo trong quá trình sinh nở có thể khiến chị em gặp khó khăn. Đặc biệt là tình trạng đi tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số bệnh lý liên quan khác.
Táo bón
Táo bón có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh cần tăng cường nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước, sữa, nước trái cây giúp nhuận trạng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Đau âm đạo
Âm đạo của phụ nữ sau sinh có thể bị căng và mềm. Những sản phụ phải rạch tầng sinh môn nên chườm mát để giảm cơn đau. Sản dịch sẽ tiết ra từ từ sau sinh đến khoảng 3 - 4 tuần. Chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày. Thời điểm quan hệ tình dục sau sinh cũng nên thận trọng. Thông thường, thời điểm thích hợp cho các cặp đôi quan hệ sau sinh dao động từ 4 - 6 tuần.
Chân sưng, giãn tĩnh mạch
Vùng bắp chân phụ nữ sau sinh cũng là một trong những bộ phận có nhiều sự thay đổi. Trong những tuần đầu sau sinh, bắp chân phụ nữ vẫn có thể tiếp tục sưng phù, chuột rút. Nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh còn bị suy dãn tĩnh mạch. Để khắc phục, chị em nên tranh thủ thời gian đi bộ, vận động hợp lý sau sinh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.