Diệp Lâm Anh bế con là sai? Đừng sợ "bện hơi", mẹ càng ôm nhiều, não trẻ càng phát triển
Diệp Lâm Anh gây tranh cãi khi tiết lộ con "phải bế vác suốt ngày mới chịu nín khóc"
Trên Facebook cá nhân, mới đây, Diệp Lâm Anh lần đầu tiên chia sẻ khoảnh khắc đời thường bên con gái. Ngay lập tức, hình ảnh này đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ khán giả.
Nhiều người dành lời khen cho sắc vóc "gái một con" của Diệp Lâm Anh. Tuy nhiên, không ít chị em bỉm sữa khi đọc dòng trạng thái cùng bức ảnh của người đẹp lại thấy có phần lo lắng. Bởi bà mẹ 8x tiết lộ thêm thói quen của công chúa nhỏ sau 1 tháng chào đời.
"Mới 1 tháng mà suốt ngày muốn mẹ bế vác thế này mới chịu nín", Diệp Lâm Anh viết.
Trong khi Diệp Lâm Anh vui vẻ khoe con, nhiều ý kiến lại sợ rằng việc Diệp Lâm Anh thường xuyên bế vác con để dỗ bé khóc về lâu dài sẽ gây ra mệt mỏi cho mẹ và cảm giác "bện hơi" cho bé.
"Cứ bế suốt ngày thì sau đặt xuống là con lại khóc. Đêm khổ lắm"
"Bởi vậy nên mình đâu có dám bế nhiều. Khóc cũng phải rèn đó"
"Con mới sinh mà mẹ bé thế kia là không ổn"
.....
Ngay cả mẹ 2 con Lều Phương Anh cũng phải vào góp ý. Lều Phương Anh viết "Bế nhiều bện hơi, mai mốt không đi được đâu đâu nha. Giờ thích lắm nhưng mấy tháng nữa thì sợ lắm."
Diệp Lâm Anh gây tranh cãi giữa các chị em bỉm sữa khi tiết lộ suốt ngày bế vác thì con mới nín khóc. Nhưng khoa học mới chứng minh điều ngược lại.
Đừng sợ con "bện hơi", mẹ càng ôm nhiều, não trẻ sẽ càng phát triển
Một cuộc điều tra trên 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Nhi đồng Nationwide, Columbus, Ohio hồi đầu năm 2018 đã phát hiện ra những phản ứng nhẹ nhàng từ cha mẹ và những người chăm sóc có ảnh hưởng lâu dài đối với não bộ của bé.
Trong những năm gần đây, tất cả các bậc cha mẹ đều đã được biết về lợi ích của việc chăm con kiểu "kangaroo" và tiếp xúc da với da ngay từ khi sinh. Những thông tin mới này lại càng khẳng định rằng thấy thời gian ôm ấp, cho trẻ nằm trên ngực mẹ hoặc bố lâu sẽ càng làm dịu những trải nghiệm tiêu cực của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mạng lưới EEG mềm mại trải dài trên đầu của trẻ sơ sinh để đo phản ứng của não. Trẻ sơ sinh đủ tháng và được bố mẹ ôm nhiều cho thấy đáp ứng và phản ứng não mạnh hơn những đứa trẻ cùng tháng nhưng ít được ôm ấp.
Cũng theo một trong các tác giả, Tiến sĩ Nathalie Maitre, trẻ luôn cần những vòng tay ôm ấp yêu thương và sự vuốt ve trìu mến của những người thân để có thể cảm nhận được ý nghĩa của thông điệp: “Cha/Mẹ/Ông/Bà… yêu con!”.
Mỗi ngày con người cần 4 cái ôm để tồn tại, 8 cái ôm để duy trì sự sống và 12 cái ôm để phát triển. Những cái ôm sẽ làm não bộ cảm thấy dịu lại, kích thích vùng hippocampus - khu vực điều chỉnh bộ nhớ để tăng khả năng của não bộ, hình thành nên cảm giác tích cực về bản thân.
Ôm con và yêu thương con chính là cách để nuôi dưỡng một em bé thông minh. Đây được xem là một trong những cách dễ dàng để tăng cường phản ứng não bộ của trẻ và nâng cao các khả năng tương tác xã hội sau này mà cha mẹ không thể bỏ qua.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...