Đầu tôm - Dinh dưỡng chẳng bao nhiêu nhưng "ký sinh trùng" nhiều vô kể

Nhiều người cho rằng đầu và mắt tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định đây là một nhầm lẫn tai hại. Bởi đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng, thậm chí chẳng có gì. Đây là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng...

Bên cạnh đó, đầu tôm là phần đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết, chính vì vậy khi ăn đầu tôm, chúng ta vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn...

Trong quá trình chế biến, nếu thấy đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang, chính vì vậy nếu lỡ ăn phải, cơ thể rất dễ nhiễm độc.

Ảnh minh họa: Internet

Vỏ tôm - Nguồn cung cấp canxi hay "gánh nặng" của dạ dày?

Nhiều người cho rằng vỏ tôn chứa nhiều canxi nhưng sự thật không phải như vậy.

Ảnh minh họa: Internet

Vỏ có thành phần chính là chitin - một polymer tạo thành vỏ của các loài giáp xác. Loại hợp chất này rất khó tiêu hóa. Do đó, ăn vỏ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày mà không giúp cơ thể hấp thu thêm canxi.

Đường chỉ đen ở lưng tôm

Ảnh minh họa: Internet

Đường chỉ tôm không gây hại cho sức khoẻ bởi khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi chế biến.