Để giảm nguy cơ ung thư bạn nên ăn 3 loại thực phẩm này
1. Nguy cơ ung thư từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến ung thư. Ngoài lối sống không lành mạnh như ít vận động thể lực, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư thì các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, người thừa cân, béo phì, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến, nhiều dầu mỡ, nhưng thiếu các chất xơ như rau xanh, trái cây…
Mới đây nhất, cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một báo cáo về các loại thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư đại trực tràng. Cơ quan này cũng tuyên bố rằng, thịt đỏ nói chung có thể làm tăng các nguy cơ gây ra các bệnh ung thư như ung thư ruột kết, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Thịt đã qua chế biến là thịt đã được biến đổi thông qua ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc các quy trình khác để tăng hương vị hoặc cải thiện khả năng bảo quản như: xúc xích, thịt bò khô, lạp xưởng, thịt nguội...
Thịt chế biến không chỉ gây ung thư do cách chế biến mà còn có liên quan đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch vì hàm lượng natri rất cao.
2. Nên ăn gì để giảm nguy cơ ung thư?
Để hạn chế tác động nguy hại của những thực phẩm chế biến sẵn đối với sức khoẻ, đặc biệt là nguy cơ ung thư, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể chất, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc…
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội, chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, trong đó có ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Chúng ta nên tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh như: rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh…;
Hạn chế chất béo xấu như chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá;
Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến;
Hạn chế thức ăn có nhiều muối, thức ăn lên men, xông khói.
Tránh những chất gây đột biến gen như dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng trong thực phẩm;
Không lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích…
3. Một số thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
2.1. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Những thực phẩm này chứa các chất tự nhiên được gọi là dinh dưỡng thực vật bao gồm:
Carotenoid, hoặc carotenes, có trong thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng và một số loại rau xanh đậm.
Polyphenol, được tìm thấy trong các loại thảo mộc, gia vị, rau, trà, cà phê, sô cô la, các loại hạt, táo, hành, quả mọng và các loại thực vật khác.
Hợp chất allium, được tìm thấy trong hẹ, tỏi, tỏi tây và hành tây.
2.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp bổ sung khối lượng phân và di chuyển thức ăn nhanh hơn qua hệ tiêu hóa. Chất xơ trong thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn, do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể.
Chất xơ giúp nuôi dưỡng một cộng đồng vi sinh vật khỏe mạnh sống trong đường tiêu hóa. Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp tăng cường miễn dịch và liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, hệ vi khuẩn đường ruột có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư đường ruột, cũng như tác dụng của hóa trị trong khi điều trị.
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
Rau củ và trái cây;
Ngũ cốc nguyên hạt;
Các loại đậu…
Rau củ và trái cây không chỉ chứa chất xơ mà còn rất giàu vitamin và khoáng chất. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, yến mạch và gạo lứt rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.
2.3. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hoá được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư.
Nên bổ sung chất chống oxy hóa là sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Có tới hàng nghìn chất hoạt động như chất chống oxy hóa, từ beta carotene, selen, vitamin C, E đến flavonoid và polyphenol.
Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp chất chống oxy hóa như: quả mọng, ca cao, thảo mộc và gia vị, đậu, atisô, táo, các loại hạt, rau lá xanh đậm, cà phê và trà, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bơ, lựu...
Cách tốt nhất để tăng lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ là sử dụng nhiều nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật với màu sắc khác nhau.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....