Với thói quen tiết kiệm, nhiều gia đình dùng mãi các dụng cụ, chỉ đồng ý thay mới khi những vật dụng đấy hư hỏng, không còn giá trị. Tuy nhiên, có những vật dụng được sử dụng hàng ngày liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình, được các chuyên gia khuyến cáo nên thay mới định kỳ mà nhiều gia đình vẫn "phớt lờ". Điển hình nhất như các loại: thớt, đũa, thảm chùi chân, giẻ lau hay cả những miếng rửa bát...

Nhìn chung mọi thứ đều có hạn sử dụng, một khi đã hết hạn thì không nên sử dụng được nữa. Bởi nếu cố gắng dùng tiếp vì muốn tiết kiệm hay tiếc của, bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản và gây bệnh cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh đáng sợ như ung thư.

Vậy nên, những vật dụng sau đây nếu chạm đến thời hạn sử dụng thì bạn tốt nhất nên vứt đi ngay:

Thớt gỗ

Ảnh minh họa: Internet

Thới gỗ thường được dùng để thái, chặt những thực phẩm sống, vi khuẩn trong chúng sẽ còn sót lại cho dù bạn rửa sạch thế nào đi nữa. Thớt càng có nhiều vết xước trên thớt thì mức độ nhiễm khuẩn càng lớn. Người ăn vào sẽ khiến cơ thể mắc tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, ung thư gan cùng vô số các bệnh khác.

Do vậy, chị em hãy cố gắng thay thớt mới 6 tháng/lần, nếu phát hiện có nấm mốc xuất hiện thì phải vứt càng sớm càng tốt.

Đũa gỗ

Ảnh minh họa: Internet

Mỗi lần rửa đũa thì trên đũa sẽ nứt đi một tí mà mắt thường khó nhìn thấy được. Chưa kể nếu không được lau khô thì đũa còn sản sinh ra Escherichia coli, aflatoxin, Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus – những chất gây ngộ độc và ung thư được WHO cảnh báo. Khi ăn phải thì chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột gây những bệnh đáng sợ.

Vì vậy hãy thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Cần khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, còn những chiếc đũa nào bị mốc thì vứt đi ngay.

Giẻ lau bếp

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một chiếc giẻ mới dùng khoảng 1 tuần trong nhà sẽ chứa khoảng 2,2 tỷ vi khuẩn. Đặc biệt là nếu dùng ở khu bếp số vi khuẩn này tăng vọt. Nguy hiểm hơn là còn tăng nguy cơ làm các bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn .

Lời khuyên là hàng ngày nên khử trùng giẻ bằng cách vò trong nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau vài tuần nên thay khăn mới. Hãy mua nhiều khăn cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng màu sắc để phân biệt để tránh lây nhiễm chéo.

Miếng rửa bát

Ảnh minh họa: Internet

Miếng rửa bát là nơi tập trung 1 lượng lớn vi khuẩn mà bạn không thể ngờ. Hàng ngày, khi bạn rửa chén bát, sẽ có rất nhiều mẩu thức ăn thừa và các chất bẩn khác vướng vào miếng rửa. Theo thời gian, miếng rửa bát trở thành nơi cư trú của hàng tỉ loại vi khuẩn và là ổ bệnh. Không những thế, nhiều người còn có thói quen sử dụng miếng rửa bát để lau chùi bồn rửa, mặt bếp, mặt bàn ăn... điều này khiến cho lượng vi khuẩn tăng gấp nhiều lần.

Vì vậy không nên dùng mãi một miếng rửa bát. Mỗi tháng nên thay mới miếng rửa chén 1 lần.

Thảm chùi chân

Ảnh minh họa: Internet

Thảm chùi chân luôn ngoài tác dụng thấm nước, chất dơ để chân được sạch sẽ thì còn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Do đó phải thay mới định kỳ thảm chùi chân, tốt nhất là thay sau 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.