Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
Ở giai đoạn tổn thương tiền ung thư, cơ thể thường xuất hiện với những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh thường ngày, khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám kịp thời.
Tại Trung Quốc có một trường hợp bệnh như thế. Bệnh nhân là anh Xiao Wu, 35 tuổi. Theo lịch sử bệnh án thì bệnh nhân này cách đây 1 năm thường xuyên bị đau ở bụng trên, nhưng do chủ quan nên nghĩ đó là triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vì vậy bệnh nhân đã không đi khám mà mua mua thuốc dạ dày về uống.
Thời gian gần đây, cơn đau bụng mỗi ngày trở nên dữ dội và thường xuyên hơn. Đồng thời cân nặng của bệnh nhân cũng tụt dốc không phanh kéo theo là tình trạng chán ăn. Anh Wu đã đi khám ở bệnh viện, anh vô cùng sốc khi biết mình đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn giữa.
Theo bác sĩ bệnh ung thư thường xuất hiện trong thời gian dài. Căn bệnh này có một quá trình phát triển dài và chậm chạp. Trong thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều trạng thái bệnh lý.
Ở trường hợp anh Xiao Wu, trước khi biết mình mắc bệnh ung thư, cơ thể anh đã có dấu hiệu cảnh báo vùng bụng trên tương đối rõ ràng nhưng anh lại chủ quan.
Các bác sĩ đưa ra những tình huống cảnh báo phổ biến ở từng bệnh ung thư thường gặp.
Viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi: Ung thư dạ dày
Trước khi tiến triển thành ung thư, bệnh nhân thường mắc bệnh viêm loét dạ dày lâu ngày không khỏi. Đặc biệt, nhiễm H. pylori lâu ngày có thể dẫn đến viêm và làm thay đổi tiền ung thư niêm mạc dạ dày.
Trong thực tế, các bệnh nhân ung thư dạ dày thường có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những người không bị ung thư dạ dày. Vì vậy nếu bản thân bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài, xét nghiệm phát hiện nhiễm HP thì bạn không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình.
Những người thường bị dị ứng: Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt
Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện điều tra trên gần 40 nghìn người có bệnh hen suyễn và dị ứng với một số loại thuốc hoặc hóa chất. Kết quả cho thấy những người này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người không dị ứng. Trong đó ung thư vú cao hơn 30% và ung thư tuyến tiền liệt 40%.
Thiếu vitamin C: Ung thư thực quản, dạ dày
Một số nghiên cứu cho thấy một người bị thiếu vitamin C sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên 2 lần và ung thư dạ dày lên 3.5 lần. Không những vậy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư phổi của những người thiếu vitamin E đều tăng.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ không được bình thường như trước đây. Dấu hiệu có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm… Ngoài ra, phụ nữ có dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ có dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu...
Ung thư có thể phòng ngừa?
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc dù chủ động hay thụ động đều có liên quan đến một số loại ung thư - không chỉ ung thư phổi.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tia cực tím có hại (UV) từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.
- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư thấp.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, để bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh nên thông qua sự kết hợp của chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
- Khám sàng lọc ung thư. Liên hệ với bác sĩ của bạn về các loại kiểm tra sàng lọc ung thư là tốt nhất dựa trên các yếu tố nguy cơ ung thư trong cuộc sống hằng ngày…