1. Bệnh đau xương bàn chân là gì?

Đau xương bàn chân là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những người hoạt động chân nhiều, quá mức mà không có dụng cụ bảo hộ bàn chân như: cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh, diễn viên múa… Vậy đau xương bàn chân là bệnh gì?

Bệnh đau xương bàn chân khiến chân viêm và sưng - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương bàn chân là thuật ngữ để chỉ sự đau, viêm và sưng ở xương bàn chân. Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, mỗi cơn đau kéo dài không lâu nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy nhức nhói vô cùng khó chịu.

2. Những dấu hiệu của bệnh đau xương bàn chân

Dấu hiệu của bệnh đau xương bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Cơn đau nhức bàn chân ở nhiều người thường biểu hiện như sau:

+ Đau hoặc cảm thấy rát trong lòng bàn chân hoặc vùng gần gót chân

+ Đau nặng hơn khi đứng, chạy hoặc đi bộ

+ Đau hoặc tê ngứa ở các ngón chân.

Khi chúng ta vận động, bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Mỗi bàn chân có 33 khớp, 100 gân, cơ và dây chằng, 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch quan trọng. Bàn chân rất dễ gặp tổn thương nếu không chăm sóc đúng cách. Vì vậy, hiện tượng đau xương bàn chân xảy ra khá thường xuyên.

3. Nguyên nhân nào khiến chúng ta bị đau xương bàn chân?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương bàn chân, đa phần là do thói quen không tốt từ mỗi người như:

+ Mang giày cao gót hoặc giày không vừa chân. Khi mang giày cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phần trước của chân nhiều hơn, điều này tạo một lực ép lên các ngón chân của bạn. Ngoài ra, mang giày thể thao chật hoặc không có đệm lót chân đúng cách cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Mang giày cao gót không vừa chân làm tăng nguy cơ bị đau xương bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

+ Tập luyện các môn thể thao nhiều quá mức mà không có dụng cụ bảo hộ bàn chân tốt. Rèn luyện thể thao rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cần tập luyện một cách hợp lí, vừa sức bản thân để tránh việc ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Mang vác những vật quá nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế cũng dễ gây đau nhức xương bàn chân. Vấn đề này dân văn phòng, công nhân là người thường gặp phải.

+ Tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực lên xương khớp dẫn đến xương chân và các khớp chân trở nên đau và dễ dàng bị tổn thương.

+ Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như gãy xương mỏi, u dây thần kinh Morton, viêm khớp, viêm xương vừng và viêm bao hoạt dịch.

Có nhiều người thắc mắc, tại sao không hoạt động mạnh mà lại tự nhiên bị đau xương bàn chân. Chuyện này cũng khá bình thường, lí do là các dịch viêm tích tụ lâu ngày tại một điểm, ngày càng nhiều cho đến một lúc nào đó chúng làm giảm sự lưu thông của máu ở chân tạo ra một cơn đau nhất định.

Đau xương mu bàn chân hay có thể gọi là đau xương bàn chân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm khớp bàn chân. Đau nhức xương mu bàn chân có nguyên nhân thường thấy nhất là do các bệnh lý về cơ xương khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp do quá tải, thoái hóa khớp,…

4. Đau xương bàn chân là cảnh báo cho nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Ngoài ra, đau xương mu bàn chân và đau xương lòng bàn chân kèm theo cảm giác bị tê, teo cơ cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh khác liên quan đến mạch máu hay dây thần kinh:

+ Bệnh về máu ví dụ như: Viêm tắc động mạch, bệnh co mạch, u cuộn mạch… Cần phải đi siêu âm và chụp động mạch để phát hiện sớm.

+ Bệnh về dây thần kinh: Các bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa,….

+ Và một số bệnh khác như: Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân, bệnh chồi xương ở khớp cổ chân, bệnh chồi xương ở khớp cổ chân…

Đau xương bàn chân là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm khớp bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh đau xương bàn chân khá phổ biến, có người bị đau xương bàn chân trái, có người bị chân phải hoặc có thể là cả hai chân. Bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh viêm khớp nặng gây khó khăn cho việc đi lại.

Đau xương bàn chân phải thường xuất hiện ở những người thuận chân phải, họ thường xuyên vận động bằng chân thuận khiến bàn chân phải chịu áp lực hoạt động hơn chân trái. Chính vì thế mà ở những người này chân phải dễ bị đau hơn chân trái.

Đau bàn chân phát gây ra bởi hội cứng đau xương ghe bàn chân ngày càng phổ biến trên lâm sàng, nguyên nhân là do việc tăng cường sử dụng các máy tập thể dục. Hội chứng đau xương ghe bàn chân là tên gọi khi đau do một xương nhỏ phụ thỉnh thoảng được tìm thấy ở mặt trong xương ghe phụ là xương ghe phụ có tác dụng làm giảm ma sát và áp lực khi gân đi qua gần khớp.

5. Những phương pháp điều trị viêm khớp bàn chân

Xoa bóp trực tiếp vào chỗ chân bị đau - Ảnh minh họa: Internet

Đau xương bàn chân có thể điều trị tại nhà. Bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá, hoặc sử dụng băng ép và kê cao chân để giảm đau. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị viêm khớp bàn chân sau đây:

+ Kéo căng gân Achilles: Để giảm đau khớp bàn chân hiệu quả người bệnh cần áp những những bài tập thể dục dưới bàn chân, những bài tập giúp kéo căng gân Achilles ở phía sau gót chân của bạn. Lưu ý các bài tập giúp kéo giãn gót chân rất tốt nhưng bạn cần tập một cách hợp lí để không làm tổn thương đến thân thể.

+ Massage bàn chân: Massage không chỉ đem lại sự thoải mái mà còn giúp giảm đau các khớp ở bàn chân hiệu quả.

+ Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc giảm đau khác. Ngoài ra bạn phải mang giày vừa chân hoặc cần có các miếng đệm mềm bằng nhựa, cao su để lót giày.

Nếu tất cả các phương pháp điều trị đều không hiệu quả thì phẫu thuật để chỉnh lại xương bàn chân có thể là lựa chọn cuối cùng.

6. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh đau xương bàn chân

Dưới đây là những thói quen sinh hoạt và phong cách sống sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đau xương bàn chân:

+ Nghỉ ngơi, không vận động mạnh cho đến khi giảm đau hẳn.

+ Chườm đá lên vùng bị đau để giảm đau.

+ Áp dụng chế độ ăn lành mạnh theo lời khuyên của bác sĩ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mô phát triển.

+ Chọn các loại giày thoải mái, có miếng đệm hoặc miếng lót mềm vào để cải thiện triệu chứng đau xương bàn chân.

+ Giữ cân nặng trong giới hạn lý tưởng, tránh việc thừa cân.

+ Trước khi tham ra các môn thể thao cần khởi động kĩ, phương pháp này sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu và tính linh hoạt của cơ.

+ Thường xuyên tập luyện đi bộ nhẹ nhàng để các khớp bàn chân hoạt động dẻo dai hơn.

Thường xuyên massage chân để giảm nguy cơ bị đau xương bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay hôm nay. Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin về bệnh đau xương bàn chân, cách phòng tránh và phương pháp điều trị.