Đậu phộng + táo tàu

Các tài liệu Đông y Trung Quốc ghi chép rằng đây là món ăn do các thái y nhà Thanh đặc chế dành riêng cho Từ Hy Thái Hậu và được gọi là Ngọc nữ bổ nhũ tô (tạm dịch: Món ăn bổ ngực).

Món điểm tâm đầy dinh dưỡng và đơn giản này vừa cho cảm giác no nê, lại vừa giúp bộ ngực của người ăn được tiếp thêm “khí lực”. Vì hoàng đậu chứa nhiều protein khi kết hợp với táo tàu, lạc (giàu protein và chất béo) sẽ có tác dụng sinh tân, điều tiết sự phân tiết bên trong sẽ giúp cho ngực được săn chắc, gọn gàng bất chấp thời gian.

Móng giò hầm đậu phộng

Móng giò heo rửa nước lạnh rồi nhúng qua nước sôi cạo sạch lại, đem chặt miếng vừa ăn. Đậu phộng ngâm vào nước 30 phút trước khi nấu.

Đặt nồi lên bếp, cho hết chỗ móng giò vào nồi, cho đậu phộng , gừng thái lát vào, thêm nước ngập nguyên liệu. Nêm 2 thìa bột canh. Đậy vung đun sôi rồi nhỏ lửa hầm trong 30 – 45 phút đến khi móng giò đậu phộng chín mềm là được. Nêm nếm lại canh cho vừa ăn.

Móng giò giàu dinh dưỡng có tác dụng bổ huyết, nhiều sắt và vitamin A, B. Ăn móng giò còn giảm suy nhược thần kinh, cho bạn giấc ngủ ngon . Ngoài ra, chất keo trong móng giò còn giúp các tế bào da không bị khô nhăn nhờ đó da luôn căng bóng.

Chân giò hầm đậu phộng béo bùi, thơm nức. Ảnh minh họa: Internet

Đậu phộng + các diếc

Trong đậu phộng chứa nhiều dầu béo, ngoài ra còn có nitơ, tinh bột, cellulose, tro và các vitamin, chất vô cơ... Vỏ đậu phộng có sterol, tanin, flavonoid... Dầu lạc có nhiều acid béo chưa no làm giảm sự lắng đọng cholesterol trong cơ thể. Dùng dầu đậu phộng trong nấu ăn rất thuận lợi cho việc phòng ngừa các bệnh mạch vành, chống lão hóa, làm trơn mịn da.

 

Canh cá diếc đậu phộng: đậu phộng 150g, xích tiểu đậu 120g, cá diếc hoặc cá chép 1 con. Tất cả làm sạch, thêm nước, nấu nhừ, thêm chút rượu gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng, cổ trướng phù nề, xuất huyết dưới da và nội tạng.