Đau nhức bắp chân là bệnh gì?

Bệnh đau nhức bắp chân được định nghĩa là một bệnh suy tĩnh mạch. Người mắc bệnh này thường bạn cảm thấy đau nhức bắp chân kèm theo mệt mỏi và nặng chân. Đau bắp chân thường xuất hiện vào thời gian cuối ngày hoặc khi bạn vừa mới vận động nặng và lặp đi lặp lại.

Đau nhức bắp chân phải là triệu chứng mà nhiều người trung niên mắc phải. Chính vì vậy, họ rất lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh lý gì và có nghiêm trọng không.

Đau bắp chân làm bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng đau nhức bắp chân cũng như bất cứ cơn đau nào trên cơ thể đều thể hiện những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải vì một hay nhiều nguyên nhân cụ thể nào đó. Cho nên khi phát hiện những dấu hiệu này, cần bình tĩnh và tìm hiểu lý do, nguồn gốc của vấn đề, xác định đó là bệnh gì và chọn hướng điều trị phù hợp nhất.

Theo các chuyên gia y khoa, chân nói chung và phần bắp chân nói riêng chính là khu vực nhạy cảm trên cơ thể con người bởi nơi đây tập trung nhiều đầu dây thần kinh tương tự như bàn tay.

Khi bị đau nhức bắp chân mà bạn cố tình không chú ý và không tìm biện pháp điều trị dứt điểm thì sẽ phải đối mặt với những tình trạng sức khỏe tồi tệ sau này.

Những đau nhức bắp chân về đêm hay bị đau bắp chân khi ngủ có thể khiến bạn đau nhức đến mức không tài nào chợp mắt. Tình trạng chuột rút thường hay xảy ra ở bắp chân và bàn chân, nhưng không hiếm trường hợp xuất hiện ở khu vực đùi.

Những cơn đau nhức chân về đêm dữ dội chẳng những khiến bạn mất ngủ mà còn làm cơ thể mệt mỏi vào sáng hôm sau - Ảnh minh họa: Internet

Thậm chí, các cơn đau còn nghiêm trọng đến mức làm cho bạn chợt tỉnh giấc và cảm thấy căng cứng ở các cơ quan trọng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân đau nhức bắp chân

Việc đầu tiên trong hành trình chống lại đau nhức khớp chân là cần phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh cũng như những yếu tố làm tăng nguy cơ gây khó chịu ở chi dưới.

Sau đó là sự thay đổi, điều chỉnh lối sống theo hướng tích cực, thường xuyên vận động và tuân theo chế độ ăn uống hợp lý. Cuối cùng là nên chuyển đến bệnh viện chuyên về y học cổ truyền hay hiện đại để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị thích hợp.

Đau nhức bắp chân có thể là do chấn thương hay đau thần kinh tọa - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau nhức bắp chân có thể chia ra làm hai nhóm chính: nhóm từ xa và nhóm tại chỗ.

Nhóm từ xa: Do thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác đau nhức vùng bắp chân. Lúc này nhiều người bị đau nhức khớp chân cảm thấy như có điện giật, buốt, hay nóng rát theo kiểu đau thần kinh.

Nguyên nhân chính là do chèn ép thần kinh từ khu vực cột sống hay có thể trên đường đi thần kinh gặp vật cản như hội chứng cơ hình lê chèn ép thần kinh tọa vùng mông.

Nguyên nhân tại chỗ: Bắt nguồn từ những tổn thương ở khu vực bắp chân bao gồm cơ, mạch máu. Nếu vì mạch máu bị tác động sẽ dẫn đến bệnh lý viêm tắc động mạch. Bệnh này thường xảy ra ở nam giới hút thuốc lá nhiều hoặc bị xơ vữa động mạch do các bệnh lý mạch máu như bệnh nhân bị đái tháo đường.

Nếu bạn bước qua ngưỡng tuổi 50 và trải qua những cơn đau nhức chân thường xuyên thì đó thường là dấu hiệu của lão hóa - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, vùng tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức dữ dội do giãn tĩnh mạch chân, nhất là buổi chiều kéo dài về đêm. Khi các cơ tại vùng bắp chân không được luyện tập thường xuyên như lịch trình tập luyện bình thường của một người nào đó cũng dễ gây đau nhức bắp chân.

Triệu chứng đau nhức bắp chân

Các dấu hiệu cảnh báo đau nhức bắp chân thường gặp nhất là

Người bị sốt hơn 37,7°C.

Vùng bắp chân và cả chân bị tái nhợt hoặc lạnh và sưng.

Chân đột ngột bị sưng nặng.

Đặc biệt hơn là bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy có bất kỳ tình trạng nào xảy ra sau đây:

Đau sau khi đi bộ.

Sưng bắp chân hay toàn vùng chân mà không rõ nguyên nhân.

Suy hay giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng trên không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà.

Tình trạng đau nhức bắp chân khi mang thai

Trong thời gian bạn mang thai thì khả năng tuần hoàn máu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều kèm theo tình trạng tăng cân.

Theo American Pregnancy Association, sự phát triển bình thường của thai nhi có thể gây áp lực lớn lên một số dây thần kinh của người mẹ và rất dễ dẫn đến tình trạng chuột rút. Chính vì vậy mà các mẹ bầu bị đau nhức bắp chân thường xuyên.

Sự phát triển của thai nhi có thể gây áp lực lên một số dây thần kinh của người mẹ, dẫn đến tình trạng chuột rút - Ảnh minh họa: Internet

Khi mẹ bầu bị đau chân do chuột rút gây ra hay đau nhức bắp chân sau sinh thì đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng giảm đau bằng cách chườm nóng nhẹ nhàng lên bắp chân.

Bên cạnh đó, cần ghi nhớ cách tốt nhất để giảm bớt cơn đau là phải di chuyển nhẹ nhàng quanh phòng. Vì nếu cứ đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu sẽ khiến chất lỏng bị tích tụ. Lúc này chân bạn sẽ cảm thấy nặng nề.

Cách chữa đau nhức bắp chân

1. Cách chữa đau nhức cơ bắp chân do suy tĩnh mạch

Để cải thiện và làm dịu đi những cơn đau nhức bắp chân trong trường hợp đau nhức bắp chân do suy tĩnh mạch, bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp hay massage chân.

Những động tác này sẽ mang lại tác dụng giải phóng sự ứ đọng máu, từ đó kích thích lưu thông và tuần hoàn máu nuôi cơ bắp. Điều này giúp giảm thiểu các cơn đau cơ bắp chân vô cùng hiệu quả.

Những bài luyện tập sử dụng chân quá nặng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau nhức chân về đêm - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không dùng dầu nóng để xoa bóp. Vì phương pháp này chỉ làm giảm đau tạm thời. Mà lợi bất cập hại, sức nóng của dầu gây nguy cơ dãn tĩnh mạch và ứ máu nhiều hơn.

2. Cách chữa đau nhức cơ bắp chân do bệnh lý động mạch

Với nguyên nhân này thì bệnh nhân chỉ có một lựa chọn là đi thăm khám sớm nhất để các bác sĩ theo dõi cụ thể, chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

3. Cách giảm đau nhức bắp chân tạm thời do chấn thương

Nếu chỉ bị cơn đau nhức bắp chân nhẹ với các triệu chứng bình thường và nguyên nhân chính là do chấn thương thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bước của phương pháp PRICE để hồi phục nhanh:

Bảo vệ: Người chăm sóc cần dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ để cố định khu vực bị ảnh hưởng nhằm bảo vệ khu vực bị thương.

Nghỉ ngơi: Khi vừa bị chấn thương, phải cố gắng không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt.

Chườm lạnh: tiến hành đặt một túi nước đá chườm liên tục lên vùng bị thương trong vòng 10–15 phút để giảm tình trạng viêm.

Chườm lạnh có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau và giảm sưng tấy quanh vùng bị chấn thương tức thì - Ảnh minh họa: Internet

Băng nén: lấy băng nén quấn bắp chân thật chặt hoặc có thể đeo một miếng nén kèm theo để giảm sưng.

Nâng cao: phần bắp chân được nâng lên gối để tăng lượng máu lưu thông và giảm sưng.

Sử dụng các thuốc không cần toa để làm dịu cơn đau ở vùng bắp chân. Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen.

Tiến hành kéo giãn: động tác này có tác dụng giảm đau bắp chân. Sau đó bạn nên tập các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để làm giãn cơ bắp chân.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu như thấy đau, sưng và nóng ở chân thì hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

4. Cách chữa đau nhức cơ bắp chân do các nguyên nhân khác

Nếu nguyên nhân gây đau nhức bắp chân bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như do thiếu canxi, mất nước vì đặc trưng của thể chất người bệnh thì cần chú ý đến vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ.

Những cơn đau nhức bắp chân có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe cực kì nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Cần tăng cường bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, sắt, canxi, magie, đặc biệt là với thai phụ, vừa mới sinh con hay những người có thể trạng yếu, suy nhược cơ thể. Nhớ đảm bảo uống đủ nước để tránh trình trạng bị mất nước trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để có được một hệ cơ xương khớp chắc khỏe và chịu lực tốt, hạn chế bị đau cơ bắp chân khi hoạt động nhiều thì mọi người nên thường xuyên luyện tập thể dục hoặc chỉ đơn giản là đi bộ mỗi ngày.

Với những bệnh nhân bị đau nhức bắp chân bắt nguồn từ một số bệnh mãn tính như thoái hóa khớp gối thì nên áp dụng phương pháp điều trị chuyên khoa như sử dụng các bài thuốc giảm đau chống viêm, kết hợp tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cơ thể.

Tất cả những hoạt động điều trị này cần được đặt dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp.