Đau khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Nội dung bài viết
Nhiều người lầm tưởng đau khớp ở cổ chân chỉ gặp ở người già nhưng trên thực tế, căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Nếu bạn không phát hiện và biết cách điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiến triển xấu, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vậy đau khớp cổ chân là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?
Đau khớp cổ chân là bệnh gì?
Khớp cổ chân là khớp quan trọng và rất dễ tổn thương vì gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. Hơn nữa, bộ phận này thường xuyên có sự uốn cong và tác động lực liên tục nên có thể bị đau và chấn thương.
Đau khớp ở cổ chân là tình trạng giảm tiết dịch nhờn để bôi trơn hai đầu của khớp nối, dẫn đến hai khớp bị hư hỏng phần sụn. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 40 trở lên nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, một số người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh này.
Nguyên nhân đau khớp cổ chân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau khớp cổ chân phải hoặc đau khớp cổ chân trái, điển hình là một số lý do dưới đây,
Chấn thương tác động lên vùng khớp cổ chân
Các chấn thương có thể do bạn hoạt động mạnh, chơi thể thao hoặc do bị ngã, chấn thương trong quá trình làm việc,... Tất cả các tác nhân này có thể khiến bạn bị trật khớp, bong gân, thậm chí là gãy chân, và không tránh khỏi bị đau khớp tại cổ chân.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Khi tuổi tác của con người tăng cao, chức năng các cơ quan bị suy giảm, đặc biệt là đối với xương khớp. Lượng dịch nhầy bôi trơn đầu sụn của xương khớp giảm dần, hai đầu sụn cọ xát nhiều và dẫn đến bị viêm, gây đau cho người bệnh.
Một số bệnh lý về xương, khớp
Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng bị đau khớp ở cổ chân. Một số bệnh về xương khớp thường gặp dẫn đến tình trạng này là:
- Viêm khớp dạng thấp: xảy ra do hệ miễn dịch rối loạn, suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng viêm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể gây ảnh hưởng khiến các khớp lân cận cũng bị viêm.
- Bệnh gút: do lượng axit uric trong máu cao, thường có biểu hiện ban đầu là ngón chân cái bị sưng to và đỏ, không điều trị kịp thời nên bị ảnh hưởng đến khớp.
- Viêm khớp phản ứng: xảy ra do hậu quả của một số bệnh viêm nhiễm các cơ quan như đường tiết niệu, đường sinh dục,...
Triệu chứng đau khớp cổ chân
Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh đau khớp ở cổ chân:
- Cổ chân bị đau nhức, đặc biệt khi vận động mạnh, lên hoặc xuống cầu thang.
- Cổ chân có thể bị sưng tấy hoặc đỏ.
- Đau khớp chân sau khi ngủ dậy, triệu chứng này thường xảy ra do vận động, luyện tập quá sức hoặc bệnh gút.
- Khớp cổ chân khó cử động hoặc khi vận động mạnh có thể phát ra tiếng kêu.
- Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hạn chế khả năng cử động và di chuyển. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh ở mức độ nặng mà không được chữa trị kịp thời, chân có thể bị tê liệt.
Cách chữa đau khớp cổ chân
Tùy theo tình trạng mà bạn có thể lựa chọn chữa tại nhà hay sử dụng các phương thuốc dân gian, thuốc Tây để điều trị.
Chữa đau khớp ở cổ chân tại nhà
Nếu tình trạng bệnh mới ở giai đoạn khởi phát và chưa nặng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa tại nhà sau đây:
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng trực tiếp lên cổ chân: giúp các cơ, dây chằng được thư giãn, mạch máu được lưu thông.
- Một số bài tập vật lý trị liệu: Bạn nên trao đổi và tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn bài tập có cấp độ phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Một số bài tập thường được áp dụng như: xoay cổ chân, gập cổ chân nhẹ nhàng được nhiều bệnh nhân áp dụng khá hiệu quả.
- Nẹp và giữ khớp cổ chân: nhằm tránh các cử động mạnh làm cho tình trạng bệnh bị viêm nặng hơn.
Điều trị bằng một số bài thuốc dân gian
Trong dân gian, có khá nhiều bài thuốc trị đau khớp ở cổ chân an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc chữa đau khớp ở cổ chân từ bột quế và mật ong, đắp lên cổ chân 2 lần/ngày.
- Bài thuốc từ tỏi ngâm rượu trắng: Ngâm tỏi giã nhỏ trong khoảng 100ml rượu trắng trong vòng 1 tuần đến 10 ngày rồi sử dụng để chườm lên vùng khớp bị đau 2 lần/ngày.
- Bài thuốc từ vỏ sầu riêng: Sử dụng vỏ sầu riêng phơi khô rồi sắc thuốc để uống sẽ giúp tình trạng bệnh dần thuyên giảm,
Điều trị bằng thuốc Tây
Trường hợp tình trạng bệnh của bạn mức độ nặng và không tự chữa được tại nhà thì cần đến bác sĩ để khám và kê thuốc uống, thuốc bôi. Một số loại thường được sử dụng là kháng sinh, Thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau,... một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm corticoid.
Trên đây là một số thông tin về bệnh đau khớp cổ chân. Bạn có thể tham khảo để hiểu về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng. Từ đó, bạn dựa vào tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để khắc phục tình trạng bệnh nhanh nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....