Dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con, bà bầu tháng thứ 9 phải thuộc lòng!
Qúa trình chuyển dạ ở mỗi bà bầu là khác nhau. Tuy nhiên, có thể dựa vào những điểm chung dưới đây để biết được thời điểm mẹ và bé gặp nhau không còn bao lâu.
Thai nhi giảm chuyển động và bụng mẹ tụt xuống
Vài tuần trước khi ra đời, các bé bắt đầu quay đầu xuống vùng xương chậu ở vị trí thấp, chuẩn bị cho ngày gặp mẹ gần kề. Nằm ở vị trí cố định này, bé sẽ giảm chuyển động cho nên mẹ không cần quá lo lắng khi không thấy thai đạp thường xuyên như trước. Ai nhìn vào bụng bầu của bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra, bụng đã tụt xuống thấp hơn trước rất nhiều.
Tin vui là các mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt khó thở do bé không còn gây áp lực lên lồng ngực của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do đầu của bé chèn ép lên bàng quang ở mức độ lớn, mẹ cũng sẽ cảm thấy nặng nề hơn. Đây được coi là một trong số dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con.
Cổ tử cung giãn nở
Những tuần cuối thai kì, mẹ bầu sẽ được chỉ định khám thai thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ giãn nở của tử cung để xác định mẹ đã sẵn sàng lâm bồn chưa. Mức độ mở cổ tử cung khi sinh ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau, bà không cần lo lắng nếu chưa thấy dấu hiệu thay đổi.
Chuột rút và đau lưng nặng hơn
Biểu hiện này có thể thấy rõ ràng nhất ở thai phụ sắp sinh con lần 2 trở đi. Nguyên nhân là vì thai nhi đang trong quá trình di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ, các khớp xương và cơ ở hai bên háng bị chuột rút và kéo căng liên tục khiến chị em đau lưng, tê bại khớp háng, vô cùng khó chịu.
Các khớp xương giãn ra, trở nên lỏng lẻo
Khi mang thai, dưới tác động của hormone relaxin, dây chằng của các khớp xương trở nên mềm và nới lỏng hơn so với bình thường. Gần đến ngày sinh, mẹ bầu có cảm nhận điều này rõ ràng hơn vì các khớp xương giãn ra là phản ứng cho thấy xương chậu đang mở rộng để sẵn sàng cho bé yêu chào đời.
Tiêu chảy
Chị em đừng hốt hoảng khi gần kề ngày sinh mà bị tiêu chảy, đây chỉ là dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con mà thôi. Bạn chỉ cần uống đủ nước hàng ngày, không ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, ăn quá no và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cuộc vượt cạn.
Ngừng tăng cân
Những tuần cuối của thai kì, cân nặng của mẹ và sẽ giữ ở mức ổn định, không tăng thêm cũng như giảm đi. Thậm chí, sự hồi hộp, lo lắng khiến một vài mẹ bầu giảm cân chút ít nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Ngoài ra, lượng nước ối của thai phụ cũng bắt đầu giảm xuống khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi hơn trước.
Bản năng làm tổ trỗi dậy
Đây là hiện tượng thường thấy ở các loài động vật khi chuẩn bị sinh nở, chúng thường dọn dẹp nơi ổ, bện tổ để chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời nên người ta gọi là bản năng làm tổ. Người ta cũng nhận thấy, nhiều bà mẹ sắp đến ngày sinh nở, tuy cơ thể mệt mỏi nhưng lại hào hứng trong việc chuẩn bị đồ dùng đi sinh, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm vật dụng cho con yêu.
Tần suất các cơn co thắt nhiều và mạnh dần
Khác với những cơn gò Braxton-Hicks xuất hiện trong những tháng cuối thai kì, việc các cơn co thắt đến liên tục và mạnh hơn là dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con vô cùng rõ ràng.
Bạn thấy vùng bụng đau quặn một cách mạnh mẽ. Cơn đau bắt đầu từ phần dưới lưng, lan sang vùng bụng dưới và 2 chân.
Các cơn co đến liên tục cách nhau chừng 5-7 phút/cơn. Dù bạn thay đổi tư thế nằm, ngồi cơn đau cũng không dịu và biến mất.
Ra máu báo
Vùng kín của thai phụ xuất hiện nhiều chất dịch nhầy đặc dính hơn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy chỉ còn một 1-2 ngày nữa bạn sẽ chuyển dạ sinh con.
Lúc này, nút nhầy cổ tử cung vốn có tác dụng bít kín cổ tử cung để bảo vệ thai nhi, ngăn ngừa viêm nhiễm xâm nhập vào trong túi ối đã bị bong ra. Nút nhầy này thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, sền sệt, đặc dính, đôi lúc khi bong ra sẽ lẫn chút máu hồng mà chúng ta vẫn gọi là “ra máu báo”.
Dấu hiệu này rất quan trọng, chị em cần đặc biệt lưu ý, theo dõi cùng với tốc độ giãn mở của cổ tử cung để chuẩn bị nhập viện.
Vỡ ối
Khoảng 15% trường hợp thai phụ vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Trong tình huống này, bạn cần đến ngay bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu có thể bạn sẽ được kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai đề phòng cạn ối, suy thai. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng sẽ sinh con ngay khi vỡ ối mà họ chỉ thực sự “lâm bồn” sau đó vài giờ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.