Từ xưa đến nay ông cha ta đã để lại những mẹo dân gian rất hiệu nghiệm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phunutoday xin tổng hợp tất tần tật những mẹo dân gian nuôi con cực nhàn để các mẹ cùng tham khảo!
THỜI KỲ THAI NGHÉN:
- Từ tháng 5 trở đi: Uống mỗi tuần 3 ly nước mía. Đến tháng cuối giảm lại còn mỗi tuần 2 ly. Uống thế này con sinh ra sẽ hồng hào, sạch sẽ. Mẹ nào đi khám thai, bác sĩ bảo thiếu ối có thể tăng thêm cho đến khi khám lại, bác sĩ bảo ổn định thì giảm. Lưu ý, quá lạm dụng sẽ dễ mắc nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33: Ăn dạ dày lợn hấp tiêu để chuẩn bị cho con sinh ra, đến tuổi mọc răng không bị đi tướt. Đây là cách rất nhiều mẹ đã làm và truyền tai nhau. Tuy khoa học chưa chứng minh thực hư thế nào nhưng mẹ nào làm rồi cũng gật gù vì quá đúng. Cách làm như sau:
Đi chợ:
1 cái dạ dày lợn (loại nhỏ)
1 lạng hạt tiêu sọ
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch dạ dày, cho hạt tiêu vào nhồi và khâu tạm trước khi cho vào nồi cách thủy hấp khoảng 30 phút.
- Bước 2: Khi ăn, cắt bỏ chỉ đi, không ăn hạt tiêu mà chỉ ăn dạ dày.
Nhớ phải ăn đủ nguyên 1 dạ dày vào tuần thứ 32 và lặp lại bữa ăn này thêm 1 lần nữa vào tuần kế tiếp, tức tuần 33.
Mẹ nghiêm túc chuyện này, con sinh ra và lớn lên sẽ có dạ dày khỏe, không cần uống men tiêu hóa hay men vi sinh. Thêm nữa khi bé sốt mọc răng cũng chẳng tướt mấy ngày liền như các bé khác.
Nếu không làm cách này, mẹ có thể dùng cách khác như sau: Lựa khi trước 1 tuần sinh, mẹ ra hàng thịt dặn để cho 1 cái mật lợn. Sau đó mang về chần qua nước sôi khoảng 3 phút và sau đó đem chén mật này cho bà đẻ uống. Riêng bé thì lấy tăm chấm một ít vào miệng bé. Tất nhiên, cách này mẹ cũng cẩn thận mức độ phản ứng của bé nhé. Còn nếu được, mẹ ăn hết chừng 3, 4 cái thì sau này con sinh ra sẽ không sợ sốt mọc răng hay đi tướt gì cả. Nhờ vậy mà bé lên ký đều, không giảm.
SINH NỞ
Sinh con sạch và dễ: Trước 2 tuần dự sinh, mỗi ngày uống nước dừa + men cơm rượu để sinh nở dễ dàng và nhanh chóng. Con sinh ra cũng sẽ sạch sẽ hơn. Cái này em đã nhiều mẹ áp dụng thử, bản thân em cũng thử và đúng là sinh con rất sạch sẽ, hồng hào. Bé nhà em mới sinh mà da căng mịn, hồng hào chứ không nhăn nhúm và đen đúa.
Không bị chửa trâu, sinh nhanh, sinh dễ: Nếu thấy sắp sinh mà chưa rục rịch gì, canh buổi tối ngồi tè ở ngã 3 đường, sẽ sinh nở dễ dàng. Cách này các bà có làm nhưng em không dám vì sợ ai thấy xấu hổ. Mẹ nào thử chưa? Riêng em chỉ chọn cách đi dạo với chồng mỗi buổi tối từ lúc thai 35 tuần. Sinh nở cũng dễ như ai. Nhưng nhớ có thêm 1 chiêu này: Trước 1 tuần đi sinh, nấu chè mè đen hoặc sữa mè đen uống. Đến lúc sinh nấu một ấm nước tía tô đem theo. Khi vào viện, thấy dấu tử cung mở thì uống liền.
SAU SINH
- Ngay sau khi từ viện trở về nhà, sau bữa ăn trưa và tối khoảng nửa tiếng, rang 1kg muối hạt, bọc vào báo hoặc khăn vải và nằm ấp sấp xuống. Cách này sẽ làm bụng mẹ phẳng lì và săn chắc lại như thuở còn son.
- Với vết mổ tầng sinh môn, không dùng nước phụ khoa rửa trực tiếp mà dùng nước lạnh rửa sạch là được. Nước hơi lạnh một chút sẽ làm giảm đau. Nhưng để vết thương mau lành thì pha thêm ít muối vào. Nhớ chỉ ít muối thôi đó nha!
Mẹ nhờ người nhà xay cho 1 cốc to nước lá rau ngót, uống ngay sau khi từ viện về. Cách này sẽ giúp dịch huyết ra nhanh hơn và nếu có sót nhau cũng được tống ra hết một cách nhẹ nhàng.
NUÔI CON TỪ 0 ĐẾN 6 THÁNG
- Để sữa thơm và con bú được nhiều: Muốn sữa không tanh gây mùi khó chịu cho bé và người vào thăm đẻ, mẹ lấy chừng 7 lá mít, đun sôi, lấy nước uống. Cách này vừa kích sữa về nhiều, vừa giúp sữa thơm, khử được mùi tanh đặc trưng. Có nhiều mẹ mách rằng phải nhúng lược vào nước lá mít và chải nó lên ngực. Nhưng em thấy cách này hơi duy tâm quá, không làm. Làm cách của em thì lợi được cả đôi đường.
- Kích sữa về nhanh cho cả mẹ sinh thường và sinh mổ:
Cách thứ nhất: Trộn rượu gạo nấu với men, ủ trong 20 phút, sau đó nhúng khăn và đắp lên ngực. Mỗi lần đắp, để trong khoảng 15 phút. Men và rượu sẽ làm nóng bầu ngực và kích thích sữa về nhanh hơn cách chườm nước. Cách này cũng kích sữa rất đều, không bị bên quá ít, bên quá nhiều. Để hiệu quả hơn, mẹ nên nhờ các bố mát-xa cho nha!
Cách thứ hai: Luộc bó rau ngổ chung với rau lang và ăn hết một đĩa trong vài ngày đầu sau sinh. Cách này dùng được cho các mẹ mà không sợ dị ứng do cơ địa.
Để con không bao giờ đau bụng
Nói trước các mẹ là cách này theo dân gian và các mẹ nhớ làm cẩn thận nha! Em theo mẹ và bà trong nhà làm cho chứ em cũng không dám nhưng đúng thật là con và các cháu nhà em đều không bao giờ đau bụng vặt, ăn khỏe và ăn tất cả mọi thứ mà chẳng bao giờ thấy kêu đau bụng gì. Mẹ canh lúc con vừa rụng rốn, rốn đã sạch và khô hoàn toàn thì pha hỗn hợp phèn chua đã nướng với ít dầu dừa. Lấy bông chấm hỗn hợp này đặt lên rốn bé và để đó cho thật khô.
Cách này chỉ làm 1 lần duy nhất trong đời lúc rốn vừa rụng và khô hoàn toàn để giúp bé không bị đau bụng gió, ăn gì vào cũng chẳng sợ đau bụng.
Chữa bé khóc dạ đề
Khóc dạ đề là bé hay khóc đêm. Tuy vài tuần sau sinh sẽ tự dưng khỏi nhưng do trong khoảng thời gian này mẹ rất mệt và cực kỳ streess nên các mẹ thấy cách nào trị cho con hiệu quả thì làm nha!
Cách 1: Lấy lá trầu không hơ trên bếp và đặt lên rốn con. Nhớ là rốn phải rụng và khô hoàn toàn mới áp dụng để không bị nhiễm trùng nha mẹ! Sau khi đắp, bế con lên, ấp vào người mẹ. Hơi ấm mẹ và lá trầu không đã hơ sẽ giúp bé không còn khóc dạ đề nữa.
Cách 2: Lấy 7-9 hạt bìm bìm, đem giã nát, trộn với nước ấm để tạo thành một thứ bột hơi nhão. Mỗi khi bé ngủ, lấy bột này đắp lên rốn, bé sẽ ngủ ngon suốt đêm, không khóc quấy.
Làm sạch lưỡi bé
Các bà hay dùng mật ong cho trẻ nhỏ để rơ lưỡi. Nhưng mật ong dùng cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ nên thay bằng lá rau ngót. Chỉ cần giã nát, lấy nước cốt và dùng gạc rơ lưỡi rơ cho con. Sau đó chỉ cần dùng nước rơ lưỡi mua ngoài hiệu thuốc, rơ vài lần là sạch.
NUÔI CON TỪ 6 THÁNG TRỞ ĐI
Chữa nôn trớ
Con nhà mình trước cũng nôn trớ kinh khủng khiếp. Cứ bú xong, vỗ lưng, cho nghỉ mà đặt xuống cũng cứ trớ liên tục. Có khi trớ phun thành vòi khiếp lắm! Bà nội cháu bày tìm đọt tre, lấy nước đun cho con uống thì khỏi hẳn. Theo dân gian thì con trai lấy 7 đọt, con gái 9 đọt. Cách này dùng rất hay nhưng các mẹ cũng phải cẩn thận vì có thể con dị ứng với chất trong đọt tre nha!
Mọc răng không sốt
Để con mọc răng không sốt, các bà thường chọn mốc 3 tháng 10 ngày, lấy nước giá trộn với nước hẹ và chấm vào lợi con. Các mẹ nhớ chỉ chấm ít phòng con khó chịu với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ nha!
Bé bị rôm sẩy
Mẹ nấu nồi nước lá dền gai với ngũ trảo cho con tắm hàng ngày hoặc khổ qua nấu với lá kinh giới. Con nhà em thì hợp với cách đầu hơn.
Chữa cảm cho bé
Thấy con cháu trong nhà cảm, dù to dù nhỏ, bà nội em lại đem nướng vài củ tỏi, giã ra pha với nước nóng bắt uống. Hơi khó uống nhưng chịu uống thì 2, 3 ngày sẽ khỏi. Với bé nhỏ, mỗi lần 1 tép tỏi nướng là đủ. Cách này trị được cho bé ho cảm, sổ mũi cả dây thòng lòng được hết.
Đầu phân cứng do bón
Trước em hay dùng tay kéo đầu phân cứng cho con khi con bón, không đi ngoài được. Sau được 1 bác sĩ Đông y bày cho cách dùng đọt mồng tơi, tước hết xơ vỏ bên ngoài và thụt hậu môn cho con. Cách này không hại cho bé như cách dùng bơm thụt và đỡ kích ứng cho hậu môn của trẻ nhỏ.
Con đi ngoài xì xoẹt
Mẹ lấy hấp cà rốt mềm, cho con ăn chừng vài lần trong ngày sẽ cầm. Hoặc hiệu quả nhanh hơn thì lấy lá ổi, nấu nước cho con uống.
Đi tiêm không sốt
Trước hôm đi tiêm, cho bé ăn vài chục lá tía tô và cho con bú mẹ càng nhiều càng tốt. Trong lá tía tô và sữa mẹ có kháng sinh tự nhiên sẽ giúp con thoát khỏi phản ứng sốt sau tiêm. Nếu sợ con bị sưng chỗ tiêm, dùng đá bọc vào khăn xô chườm ngay chỗ tiêm là được.
Nhiêu đây chắc là sẽ đủ cho mẹ sống sót nhẹ nhàng qua cả thai kỳ và giai đoạn nuôi con nhỏ. Các mẹ áp dụng mẹo dân gian thì nên cẩn thận, hỏi ý kiến bác sĩ đối với một số cách uống trực tiếp hoặc thoa trực tiếp nhé!
18 mẹo chăm con nhỏ dành cho bé trên 1 tuổi
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng 18 mẹo chăm con nhỏ cực nhàn dưới đây. Mẹo này được các bà mẹ có kinh nghiệm nhiều năm nuôi con nhỏ tổng hợp lại:
1. Nếu bạn nghĩ con bị sốt, hãy hôn lên trán bé thay vì lấy tay sờ. Với cách này, bạn sẽ ngay lập tức biết con có thực sự sốt hay không.
2. Hãy cho bé cả quả trứng luộc còn nguyên vỏ. Cảm giác thật thú vị khi cầm một quả trứng, bé thường thích thú khi tự đập rồi bóc dần vỏ quả trứng và có thể ăn hết cả quả. Thay vì làm vậy, nếu bạn bóc vỏ, cắt trứng thành từng miếng nhỏ, bé có thể chỉ ăn vài miếng và thấy chán.
3. Nếu đang đi dạo mà bé mới chập chững biết đi bỗng mè nheo, đòi bế, bạn có thể cùng con thử các kiểu đi bộ khác để làm bé hứng thú: Bước mốt hai mốt, đi lạch bạch như chim cánh cụt, bật nhảy như con ếch...
4. Nên cân nhắc việc mời số khách đến dự tiệc sinh nhật bằng số tuổi của con (để không làm bé cảm thấy choáng ngợp và át cả con). Vì vậy, nếu con bạn mới lên một, chỉ mời một bạn nhỏ. Nếu con lên 4, hãy mời 4 người bạn của bé.
5. Nếu bạn muốn dành cho bản thân 20 phút để chăm sóc cơ thể trong phòng tắm mà không có ai trông bé giúp? Đặt con ngồi lên một chiếc ghế nhỏ bên cạnh, đưa cho con vài chiếc cốc nhựa và mở vòi nước.
6. Trẻ có thể giúp các việc vặt trong nhà rất tốt và bé thích làm những việc đó. Hãy giao cho trẻ các việc nhỏ như: bóc vỏ hạt, mang quần áo ra giỏ đồ bẩn, ghép các đôi tất. Nếu bạn không có việc thực sự nào cho con, hãy tự chế ra một việc mà cảm giác rất quan trọng. Chẳng hạn "Mẹ cần lấy tất cả số hạt đậu từ túi này ra và cho vào bát". Điều này sẽ tạo cho bé bận rộn mà không luẩn quẩn khi bạn phải nấu bữa tối hay gấp quần áo.
7. Học cách vẽ vài loài động vật đơn giản. Trẻ nào cũng sẽ có lần muốn mẹ "trổ tài hội họa" và bạn có thể khiến trẻ có thêm trò tiêu khiển khi di chuyển trên ôtô, máy bay hay khiến bé cảm thấy "bố/mẹ giỏi quá".
8. Đọc một câu chuyện ngay tại bàn sau khi con ăn xong nếu bạn muốn con ngồi lại lâu hơn thay vì chạy nhảy và vận động mạnh lúc vừa ăn no.
9. Khi đưa con đến sân chơi, hãy mang ít nhất hai món đồ chơi nhỏ - để giúp bé kết bạn. Hầu hết các em bé dưới 2 tuổi đều chơi bên cạnh trẻ khác trước khi biết chơi cùng bạn.
10. Luôn nhớ là bạn có thể nhờ các bà mẹ khác giúp khi bạn cần, chẳng hạn, cho con đi chơi mà quên kem chống nắng vào ngày nắng nhất hay vô ý không mang giấy ướt mà cần thay bỉm cho con... Điều quan trọng là thái độ lịch sự, nhã nhặn. Làm mẹ là sự chia sẻ.
11. Nếu con bị ngã, hãy hỏi bé "Con bị đau hay con sợ" (thường bé sẽ nói con sợ), sau đó thêm thắt một câu chuyện về bạn (hay bố bé, anh, bác...) bị ngã lúc còn nhỏ. Những câu chuyện này sẽ là các mẩu chuyện được các bé yêu thích nhất.
12. Nếu bạn muốn con tập trung ở bàn ăn hay bất cứ chỗ nào khác, hãy bắt đầu câu với cụm từ "Mẹ đã kể cho con nghe chuyện về... chưa nhỉ?".
13. Để tránh cuộc chiến với trẻ khi mặc đồ lúc ra khỏi nhà, thay vì nói "Mặc áo vào nào", hãy nói "Đưa tay con ra" và mặc áo thật nhanh cho con.
14. Tạo ra một tuần một lần "Ngày bánh ngọt" hay "Ngày kẹo ngon", thay vì luôn phải nói "Không, hôm nay con không được ăn kẹo", bạn chỉ cần nói "Chúng ta sẽ được ăn kẹo vào ngày thứ 4 mà" và đó sẽ là ngày đặc biệt. Trẻ sẽ rất hứng thú đợi ngày này và không mè nheo đòi vào những ngày khác.
15. Đừng để ý đến những lời chỉ trích của mẹ chồng về cách bạn dạy con.
16. Có mặt bên con là một phần quan trọng khi làm cha mẹ nhưng đó không chỉ là sự hiện diện của thể chất mà cả tâm trí nữa. Khi bạn đi làm về, nếu có thể, đừng đụng tới điện thoại trong khoảng thời gian nhất định khi mới về (10 phút, một tiếng... tùy bạn). Cho dù bạn có mệt mỏi thế nào vì công việc hay chuyện gì khác, hãy dẹp qua một bên và dành thời gian chất lượng cho con, trước khi bước vào bữa tối hay giờ làm bài tập hoặc lúc đi ngủ.
17. Mỗi lần đi siêu thị cùng hai con, hãy bảo "Mỗi con được lựa hai loại rau" và để trẻ tự ý chọn. Khi về nhà, bạn sẽ có nhiều loại rau khác nhau và khi ăn, mỗi trẻ sẽ thích thú nói "Đây là món rau con chọn đấy", đó là một cách hay để trẻ thử những điều mới.
18. Luôn nói cho con biết trước sẽ đi đâu và làm gì khi ra ngoài. Nhiều bố mẹ thường tự làm theo kế hoạch của mình và không giải thích gì cho bé. Khi bạn giải thích trước, mọi việc sẽ rất khác biệt. Bé sẽ cảm thấy mình như một phần "kế hoạch gia đình" và chuẩn bị trước tâm lý. Chẳng hạn, bạn nói: "Hôm nay, nhà mình sẽ đến một bữa tiệc mà ở đó có rất nhiều em bé còn nhỏ hơn con và con có lẽ cần phải kiên nhẫn với các em một chút" thì con sẽ bớt cáu kỉnh hay khó chịu khi luôn bị làm phiền hay cần phải nhường nhịn em bé.
Mang thai mùa đông, mẹ bầu nào cũng phải ghi nhớ 3 điều này! Thời tiết đầu mùa đông lạnh, hanh khô có thể mang lại cho mẹ bầu khá nhiều phiền toái. |
Bầu bí đã khổ, mang thai khi là giáo viên còn khổ hơn "vạn" lần Những yêu cầu đặc biệt của nghề nghiệp khiến các cô giáo mệt mỏi hơn khi mang thai. |
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ có nên tập yoga không? Yoga là một trong những bài tập rất tốt cho sức khỏe của con người, vậy nhưng đến độ tuổi nào thì nên tập yoga. Vậy nhưng phụ nữ m... |