Dấu hiệu nấm mốc, biến đổi màu sắc dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm: Đây là 5 mẹo để bạn phòng tránh nguy cơ
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều người thường đi chợ tuần từ 1- 2 lần thay vì đi thường xuyên hàng ngày, thức ăn mua về cũng cố mua “dư một chút”. Đây chính là những thói quen khiến cho lượng thức ăn “tích trữ” trong tủ bếp và tủ lạnh của mỗi gia đình dễ bị hỏng, nấm mốc, ôi thiu khi đã lâu không được sử dụng.
Không giống như thức ăn đóng gói sẵn có hạn sử dụng ngày tháng rõ ràng, đồ ăn tươi rất khó có thể nắm bắt được có thể tiếp tục ăn chúng trong bao nhiêu ngày sau khi cất trữ.
Nhiều chị em vẫn còn suy nghĩ tiếc rẻ, sợ lãng phí đồ ăn nên ngay cả khi thấy thực phẩm có dấu hiệu đổi màu sắc, bốc mùi chua hay bị nhớt bên ngoài những vẫn còn mùi thơm đặc trưng nên vẫn cố ăn.
Các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, gà, cá hay giò chả… khi có dấu hiệu hỏng thường được chế biến cho thêm nhiều muối, gia vị kho mặn để tiếp tục ăn rồi sau đó lại bị nấu đi nấu lại nhiều lần. Còn các loại hoa quả, bánh trái… khi có dấu hiệu nấm mốc, các bà nội trợ thường cắt bỏ đi những phần nấm mốc và sử dụng phần còn lại.
Một số loại nấm mốc như vi nấm Aflatoxin gây xơ gan và ung thư gan hoàn toàn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, dù có nấu đến 100 độ C.
Ngày 13/3, Khánh Hòa ghi nhận 369 người bị ngộ độc sau ăn tại quán Cơm gà Trâm Anh, do các món gà, sốt trứng, dưa chua... lây nhiễm chéo các vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus. Không lâu sau vụ việc tại quán Trâm Anh, trên địa bàn TP Nha Trang lại tiếp tục xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà, món chế biến từ thịt gà, khiến nhiều người lo ngại.
Chiều 9/4, 28 học sinh được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn cấp cứu, hầu hết có triệu chứng mệt, buồn nôn, tiêu chảy... Bước đầu cơ quan chức năng ghi nhận các em ngộ độc do ăn cơm nắm và cơm cuộn do bà Bùi Thị Lương bán hàng rong trước trường.
Trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, bạn hãy bỏ túi những mẹo đơn giản sau để nhận biết thức ăn đã hỏng nhé:
Hiện tượng bọt khí: Khi quan sát thấy hiện tượng bọt khí trên thực phẩm ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh, mà không phải do quá trình nấu nướng, đó là dấu hiệu cảnh báo bạn không nên tiêu thụ. Điều này cho thấy vi khuẩn đã bắt đầu phát triển và sinh sôi. Đối với các món ăn đã được nấu chín, sự xuất hiện của bọt khí là một trong những chỉ báo quen thuộc về việc thực phẩm đã bị hỏng.
Kiểm tra độ tươi của thực phẩm: Nếu cảm nhận được sự mềm nhũn hoặc nhão nhoét không đồng đều ở một số khu vực, điều này có thể là dấu hiệu của quá trình phân hủy hoặc thối rữa đã bắt đầu. Đây là lúc cần cân nhắc việc loại bỏ chúng để đảm bảo sức khỏe và an toàn thực phẩm.
Phát hiện váng trắng trên thực phẩm: Lớp váng trắng xuất hiện trên bề mặt của thực phẩm như bánh mì hay các sản phẩm lên men như dưa chua là một trong những chỉ báo sớm nhất về việc thực phẩm có thể đã không còn tươi ngon.
Nhận diện nấm mốc qua các đốm màu: Sự xuất hiện của các đốm màu trắng, đen hoặc xanh lá trên thực phẩm là một chỉ báo rõ ràng về sự phát triển của nấm mốc, đặc biệt phổ biến trên các sản phẩm như bánh mì và thực phẩm có khả năng hấp thụ độ ẩm cao.
Nhận biết chất lượng thực phẩm qua mùi hương: Khi mùi của thực phẩm thay đổi một cách đáng kể, đặc biệt nếu nó trở nên khó chịu hoặc hôi thối, đó là dấu hiệu chắc chắn rằng thực phẩm đã mất đi độ tươi và không còn an toàn để tiêu thụ.
Những điều nên làm để tránh ngộ độc
- Rửa sạch tay, và bề mặt tất cả dụng cụ bếp cũng như thực phẩm, rau xanh tươi sống.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín
- Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh
- Rửa sạch rau rồi mới thái nhỏ
- Ăn ngay khi nấu
- Ăn uống an toàn bên ngoài
- Bày bàn ăn cũng cần đúng cách
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!