Dầu gấc có tác dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp mà được nhiều chị em 'cuồng' đến thế?
Cách làm ra dầu gấc
Dầu gấc được chế biến từ màng hạt gấc. Cách làm cụ thể như sau:
Bổ đôi quả gấc chín, lấy hết hạt có màng nhầy màu đỏ, dàn mỏng lên khay men hay mâm nhôm, đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C cho se màng đến khi sờ không dính tay.
Dùng dao tách màn ra khỏi hạt. Tiếp tục phơi hoặc sấy cho màng khô kiệt, đem xay hoặc cắt nhỏ, rồi cho vào chõ, đồ chín, ép nóng được dầu nguyên chất.
Dầu này phải đun cách thủy cho bốc hết hơi nước, nếu không dầu sẽ biến màu và mất tác dụng sau hơn 1 - 2 tháng. Bạn cũng có thể cho màng gấc khô đã xay nhỏ vào dầu lạc (hoặc mỡ lợn) với tỷ lệ một phần màng và hai phần dầu. Đun nóng 60 - 70 độ trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Để nguội, gạn dầu, bỏ bã.
Dầu gấc thu được có màu đỏ cam, mùi vị thơm ngon. Thông thường, cứ 30 - 50 quả gấc sẽ được 1 lít dầu nguyên chất. Dầu gấc nguyên chất có chứa các thành phần như: beta caroten, lycopen, vitamin E cùng rất nhiều chất béo thực vật, chẳng hạn oleic, linoleic, stearic, palmitic… và các vi chất cực kỳ cần thiết cho cơ thể con người.
Thành phần của dầu gấc
Beta - caroten (tiền vitamin A) trong dầu gấc cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 10 lần so với cà rốt, là beta - caroten thiên nhiên nên có tác dụng chống lão hóa mạnh, đồng thời bổ sung Vitamin A.
Lycopen trong dầu gấc cao gấp 70 lần so với cà chua, đến mức có thể kết tinh thành tinh thể. Đây là chất carotenoid có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim và bảo về gen khỏi tổn thương.
Vitamin E ở dạng α tocopherol. Đây chính là vitamin E thiên nhiên nên có tác dụng mạnh hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sinh sản và làm đẹp da.
Acid linoleic (omega 6), còn gọi là Vitamin F, giúp bền vững thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp hạ cholesterol máu.
Acid oleic (Omega 9) giúp phát triển hệ thần kinh và các loại sợi có myelin, đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các nguyên tố vi lượng như: cacbon, sắt, kẽm, selen...
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng hàm lượng protein trong gấc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư.
Công dụng của dầu gấc
Thành phần nhiều dưỡng chất là vậy, nhưng cụ thể dầu gấc có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tác dụng của dầu gấc đối với mắt: Dầu gấc chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho mắt. Beta - caroten trong dầu gấc giúp ngăn ngừa thoái hóa, giúp tái tạo các tế bào biểu mô của giác mạc, bảo đảm môi trường trong suốt của nó, có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do giúp bảo vệ võng mạc.
Beta - caroten còn có tác dụng làm bền thành mạch của các mạch máu li ti trong mắt do tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường lượng máu và oxy đến mắt, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, nhức, mỏi mắt...
Vitamin A trong dầu gấc là một chất chống oxy hóa, giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt thông qua võng mạc một cách thích hợp. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến bệnh quáng gà, khô giác mạc hoặc kết mạc, mí mắt sưng, viêm loét giác mạc. Lycopene trong dầu gấc là một loại carotenoid giúp điều chỉnh các chức năng của mắt. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, lycopene bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do cũng như giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của mắt. Bổ sung đầy đủ lượng vitamin này có thể làm chậm quá trình lão hóa của mắt.
Dầu gấc còn chứa nhiều Vitamin E giúp cải thiện thị lực, làm giảm tình trạng chuyển động bất thường của mắt, axit béo omega duy trì tính toàn vẹn của tế bào võng mạc, đặc biệt tốt cho những người bị hội chứng khô mắt.
Tác dụng của dầu gấc với làm đẹp: Có lẽ đáp án cho câu hỏi dầu gấc cho tác dụng gì tập trung chủ yếu ở đây. Với nhiều chị em, dầu gấc là “thần dược” làm đẹp.
Chữa nám da: Sử dụng dầu gấc để chữa nám da rất hiệu quả và rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một chút tinh dầu gấc rồi thoa đều lên vùng da mà bạn bị nám và thực hiện massage nhẹ nhàng để dầu gấc được thấm sâu vào da hơn. Trước khi bạn thoa tinh dầu gấc lên vùng da bị nám, bạn có thể thực hiện xông hơi da mặt của mình bằng nước nóng hoặc bạn cũng có thể nhúng khăn mặt qua nước ấm rồi đắp lên mặt để lỗ chân lông trên da mặt được giãn nở và có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong tinh dầu tốt hơn, có thể tăng hiệu quả trị nám da và dưỡng da tốt hơn.
Tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường cho da như: nắng nóng, khói bụi, ô nhiễm. Beta-caroten và lycopen là các chất carotenoid, loại chất chống oxy hóa thực vật có tác dụng dọn sạch thường xuyên các sản phẩm oxy hóa làm lão hóa da, gây ung thư da, gây các bệnh viêm nhiễm.
Giúp da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa: Để dầu gấc đạt hiệu quả nhất trong việc giúp da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa, bạn cần chuẩn bị mặt nạ và sữa tươi không đường rồi làm như sau: Sử dụng 1 thìa cafe dầu gấc rồi cho vào trong 100ml sữa tươi không đường. Tiếp theo, cho mặt nạ vào ngâm trong đó khoảng từ 2 đến 5 phút rồi lấy ra và đắp lên trên mặt. Bạn đắp cho đến khi thấy mặt nạ khô thì lấy mặt lạ ra và rửa mặt thật sạch lại với nước ấm là được.
Nên thực hiện cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kết hợp với việc uống viên nang dầu gấc hàng ngày. Sau một thời gian, da bạn sẽ trắng lên và các vết nám cũng sẽ mờ dần đi trông thấy. Dầu gấc giúp ngăn ngừa lão hóa da giúp da bạn mịn và căng hơn, các vết nhăn ở đuôi mắt và ở khóe miệng cũng dần được mờ đi.
Trị mụn: Để dầu gấc đạt hiệu quả tốt nhất trong việc trị mụn, bạn chỉ cần rửa mặt thật sạch bằng nước hoặc cũng có thể sử dụng sữa rửa mặt rồi lấy một ít dầu gấc cho da tay và thực hiện thoa đều lên da mặt, sau đó massage nhẹ nhàng để dầu gấc được thấm sâu và đều vào trong da. Rửa mặt sạch lại với nước sau khoảng 30 phút để có thể loại bỏ hết lượng dầu thừa trên da. Nếu bạn kiên trì sử dụng theo cách này trong khoảng một thời gian dài, các đốm mụn trên mặt bạn sẽ biến mất khỏi da mặt một cách nhanh chóng, bạn sẽ có một làn da sáng mịn bất ngờ.
Tác dụng của dầu gấc với sức khỏe
Bên cạnh tác dụng làm đẹp, các chất carotenoid trong gấc còn giúp bảo vệ tim mạch và các gen trong cơ thể. Nó giúp phòng chữa, ngăn ngừa chứng viêm và phá hủy ADN trong các tế bào da khi tiếp xúc ánh nắng, đồng thời kích thích sinh ra lớp mô mới, làm vết thương mau lành, chữa các vết bỏng, vết loét, nứt...
Một số nghiên cứu tại Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất của beta - caroten, lycopen, vitamin E... có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, dầu gấc có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, chống bị xơ vỡ động mạch và làm bền thành mạch, từ đó có thể chống được tai biến.
Khi sử dụng dầu gấc làm gia vị cho các món ăn, nó không chỉ làm cho món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn mà còn chống táo bón, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong dầu gấc có lượng curcumin sẽ có khả năng giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong thức ăn và nước uống hàng ngày của chúng ta. Trong màng quả gấc có chứa Beta-carotene, lượng Beta-carotene có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh và có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng dầu gấc
Dù có rất nhiều tác dụng nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý rằng, những người có dấu hiệu dưới đây cần hạn chế sử dụng dầu gấc:
Người thừa vitamin A.
Phụ nữ có thai, chuẩn bị mang thai dùng phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa.
Người bị vàng da do thừa beta – caroten.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....