Đau đầu vận mạch là bệnh gì?
Nội dung bài viết
Khi đầu bạn đột ngột bị đau, thái dương nhức nhói, nhịp tim dồn dập đập nhanh và kèm theo mất ngủ, hay mệt mỏi, đó là khi bạn rất dễ đã bị bệnh đau đầu vận mạch. Nhiều người biết bệnh đau đầu nhưng lại không có kiến thức về bệnh đau đầu vận mạch và không hiểu đó là căn bệnh gì. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân của bệnh đau đầu vận mạch và cách điều trị.
Đau đầu vận mạch là bệnh gì?
Đau đầu vận mạch hay còn gọi là đau nửa đầu là chứng đau đầu do các mạch máu ở đầu, não và thái dương co thắt liên tục. Từ đó làm cho một số bộ phận của não tạm thời thiếu máu để hoạt động. Nồng độ Serotonin Serotonin - chất dẫn truyền thần kinh bị giải phóng và phân hủy nhanh khiến cho các mạch máu ở não co giãn mạnh và gây ra hiện tượng đau đầu dữ dội ở một nửa bên đầu.
Triệu chứng bệnh đau đầu vận mạch
Các triệu chứng thường gặp ở người đau đầu vận mạch bao gồm:
- Hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm
- Vùng trước trán và vùng thái dương đau dữ dội kéo dài
- Có thể kèm theo buồn nôn
- Khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ
- Buồn bực, khó chịu, hay cáu gắt do đau đầu
- Cơn đau đầu giật thon thót theo nhịp như kim chân hay búa bổ vào đầu, sợ ánh sáng và tiếng động quá lớn.
Nhiều người bất ngờ bị đau đầu tê tái và bị cho là giả vờ, vì triệu chứng quá lạ. Thường những người hay bị căng thẳng, áp lực công việc sẽ bị đau đầu vận mạch. Nữ giới nhiều hơn nam giới. Bên cạnh đó, có thể người đó quá nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, mà người ta hay gọi là trái gió trở trời, nhiệt độ xuống thấp, mưa bất ngờ khi trời đang nắng.
Nguyên nhân của bệnh đau đầu vận mạch
Áp lực, căng thẳng, stress làm vô số gốc tự do được tạo ra, liên tục lắng đọng ở thành mạch máu, đẩy nhanh hoạt động của quá trình xơ vữa mạch máu, lòng động mạch bị hẹp lại từ đó quá trình máu dẫn oxy về não bị cản trở làm một số bộ phận của não tạm thời tê liệt, gây ra chứng đau nửa đầu (đau đầu vận mạch).
Hơn thế nữa, quá trình chuyển hóa ở não sinh ra các chất trung gian kết hợp với gốc tự do tăng cường hoạt động của bạch cầu gây ra quá trình viêm và tạo nên chất gây giãn mạch khiến cho mạch máu bị tổn thương, mạch máu ở não bị giãn nở, co thắt gây nên chứng đau nửa đầu (đau đầu vận mạch).
Bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không?
Chứng đau nửa đầu hay bệnh đau đầu vận mạch thường tái phát lại theo chu kỳ hàng năm hoặc hàng tháng. Trong trường hợp cơn đau lặp lại hàng tuần, mỗi đợt đau kéo dài 2-3 ngày thì chứng tỏ bệnh đã đi vào giai đoạn mãn tính. Bệnh kéo dài, não không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để các tế bào hoạt động.
Bởi vậy, não sẽ teo lại dần khiến bệnh nhân bị trầm cảm hoặc nặng hơn là các khối u tại não được hình thành có thể dẫn đến biến chứng như liệt thần kinh, rất khó chữa trị và hồi phục.
Do đó đáp án cho câu hỏi bệnh đau đầu vận mạch có nguy hiểm không là trong trường hợp phát hiện và điều trị sớm thì không, còn nếu để bệnh trong một thời gian dài, chủ quan và không có biện pháp điều trị phù hợp thì bệnh sẽ phát triển càng ngày càng nặng, có thể liệt nửa người do não bị liệt một nửa.
Cách chữa bệnh đau đầu vận mạch
Đau đầu vận mạch được xem là một chứng bệnh mãn tính do sự tái phát thường xuyên theo chu kỳ của nó. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra một loại thuốc nào có thể trị dứt điểm hoàn toàn chứng đau đầu vận mạch.
Xuất phát từ nguyên nhân bệnh, đại đa số người bệnh được kê đơn các loại thuốc làm giãn mạch máu đồng thời làm giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên, các bạn không nên tự chữa bệnh bằng thuốc Tây thôi mà cần đến bác sĩ thăm khám khi có biểu hiện đau đầu và xem kết quả cụ thể đối với từng trường hợp xem mức độ bệnh như thế nào.
Không nên đợi đến lúc phát bệnh mới điều trị, các bạn nên phòng ngừa bệnh cũng như ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh bằng những biện pháp sau:
- Tránh xa căng thẳng, stress: Những người đang bị đau đầu vận mạch nên chú ý đến chăm sóc đời sống tinh thần, tránh xa những yếu tố gây căng thẳng, giảm tải sức ép từ công việc để tránh thần kinh bị đè nén và ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Áp dụng lối sống lành mạnh: Thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe, chạy bộ, bơi lội và vận động nhẹ nhàng ngoài trời.
- Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Hạn chế ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ, chất béo có hại, thức ăn cay nóng, dễ gây dị ứng; không rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê...
Có thể thấy, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu vận mạch. Từ đó, có những phương pháp phòng ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này.
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn socola không?
Bạn có thể ăn socola nếu bạn bị tiểu đường, miễn là bạn ghi nhớ một số điều sau.
Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bỏ ăn sáng thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm...
Lạnh đến mấy cũng nên mở cửa sổ 5 thời điểm này để tốt cho sức khỏe
Khi ở nhà, một số người thích đóng cửa cho yên tĩnh, một số người khác lại muốn mở cửa...
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
Khi đi thăm người thân hoặc bạn bè đau ốm nằm viện aic ũng có thói quen mang theo quà....