Nhiều người thường xem nhẹ biểu hiện đau bụng trên rốn ở giữa. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Và một trong số những nguyên nhân đó, nếu bị xem nhẹ có để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau bụng trên rốn ở giữa là bệnh gì?

Đau bụng trên rốn ở giữa là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Nhiều người quan niệm đó là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy hay còn do nguyên nhân nào khác?

Đau bụng trên rốn ở giữa do giun

Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến chính là do giun. Đau bụng do giun có thể đau xung quanh rốn nhưng cũng có một số trường hợp đau trên rốn ở giữa.

Do vùng trên rốn có đường dẫn mật và túi mật nên khi giun chui vào đường ống mật sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, khó chịu. Cơn đau có thể trở nên quằn quại, dữ dội nếu như người bệnh không được xử lý kịp thời.

Đau bụng trên rốn ở giữa có thể do giun gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh dạ dày - tá tràng

Dạ dày - tá tràng cũng là một trong những bộ phận nằm ở vùng trên rốn. Vậy nên đau bụng trên rốn âm ỉ ở giữa cũng có thể bị nghi ngờ liên quan đến hai bộ phận này.

Những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng: Đau bụng trên rốn ở giữa buồn nôn, cơn đau có thể lan lên phần xương ức, lúc âm ỉ, lúc dữ dội. Đặc biệt nếu cơn đau xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi ăn, thường xuất hiện về đêm, thì có thể đó chính là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác người bệnh nên chú ý để xác định nguyên nhân đau bụng của mình như: Đầy hơi, khó tiêu, kém ăn, nôn, buồn nôn, ợ hơi.

Hội chứng kích thích ruột

Chức năng của đại tràng bị rối loạn cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng trên rốn. Một số nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc,...

Những biểu hiện của bệnh: Đau bụng xung quanh rốn, cơn đau kéo dài theo từng cơn, thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc ăn quá nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ. Ngoài ra người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, ợ chua, ợ hơi sau khi sử dụng bia rượu.

Bệnh về gan mật

Ngoài dạ dày thì gan, mật cũng là một trong những bộ phận cơ thể hay gặp trục trặc nhất. Đau bụng trên rốn cũng có thể do chức năng gan, mật bị ảnh hưởng mà cụ thể là:

Gan có thể bị viêm, áp xe nếu bạn thấy đau tức vùng trên rốn ở giữa rồi lại lệch sang phải, dưới hạ sườn phải.

Đối với túi mật sẽ thường là bệnh viêm đường dẫn mật, sỏi mật. Người bệnh ngoài những cơn đau bụng thường xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm sẽ còn sốt, vàng da,...

Đau bụng kèm nôn là triệu chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng trên rốn ở giữa khi mang thai

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng đau bụng trên rốn ở giữa là biểu hiện bình thường của cơ thể. Nhưng thực tế lại cho thấy đau bụng trên rốn ở giữa khi mang thai là một triệu chứng khá nguy hiểm không thể xem nhẹ.

Thừa dịch axit trong dạ dày

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu thường có thói quen sử dụng hoa quả, thực phẩm có vị chua để chữa nghén, giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều đồ chua sẽ khiến ruột bị kích thích, dạ dày thừa dịch axit. Nếu không điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học, mẹ bầu rất dễ mắc phải bệnh đau dạ dày.

Đối với bệnh này, mẹ bầu ngoài thấy đau bụng trên rốn sẽ còn ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, buồn nôn và nôn do trào dịch axit.

Bệnh về tuyến tụy

Có một số mẹ bầu lại thường cảm thấy bụng đau quặn trên rốn, rất khó chịu. Cơn đau từng cơn hoặc âm ỉ, thường đau nhói khiến mẹ bầu thấy khó thở. Ngoài ra cơn đau còn kèm theo hiện tượng xuất huyết âm đạo. Lúc này mẹ bầu cần đi kiểm tra ngay bởi rất có thể đã mắc phải bệnh viêm tụy cấp tính, nguy hiểm hơn nữa là ung thư đầu tụy.

Mẹ bầu đau bụng trên rốn cần đi khám bác sĩ ngay - Ảnh minh họa: Internet

Viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng vốn là những biểu hiện xảy ra khá nhiều ở mẹ bầu. Với một số mẹ bầu thì đó là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể trong thai kỳ. Nhưng nếu những biểu hiện trên đi kèm với những cơn sốt hơn 38 độ C, đau bụng đột ngột dọc theo khung đại tràng.

Ngoài ra mẹ bầu còn buồn nôn, bị nôn nhiều, người mệt mỏi, sụt cân thì cần tới gặp ngay bác sĩ bởi có thể mẹ bầu đã mắc bệnh viêm đại tràng. Mặc dù không ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhưng việc mẹ bầu mệt mỏi, ăn kém hấp thu sẽ khiến thai nhi thiếu chất dinh dưỡng, thậm chí sinh non.

Nhiễm trùng đường ruột

Khi mang thai cũng là lúc sức đề kháng của cơ thể phụ nữ yếu đi khá nhiều nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, nhất là qua đường ăn uống.

Mẹ bầu nếu đau bụng trên rốn còn đi ngoài dữ dội, phân tanh hôi, lẫn máu, thân nhiệt thấp thì rất có thể đã bị nhiễm trùng đường ruột. Bệnh này không thể coi thường bởi nó sẽ gây ra biến chứng co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tiền sản giật

Tiền sản giật thường xảy ra ở những mẹ bầu mang đa thai, đa ối, những mẹ bầu béo phì, thường xảy ra ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Mẹ bầu ngoài đau bụng trên rốn sẽ còn buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, hoa mắt, sợ ánh sáng, phù nề ở chân, huyết áp tăng cao.

Cách chữa đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn ở giữa không thể xem thường là bệnh nhẹ nên nếu như đau bụng kéo dài, đau dữ dội kèm theo những biểu hiện nguy hiểm như nôn, sốt cao, tiêu chảy,... Lúc này người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà hoặc sử dụng những bài thuốc dân gian chưa được kiểm định khoa học để chữa bệnh. Bởi nếu không điều trị hoặc được cấp cứu kịp thời thì một số nguyên nhân gây bệnh như đau dạ dày, đau đại tràng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Dùng lá bạc hà có thể làm dịu cơn đau bụng - Ảnh minh họa: Internet

Nếu hiện tượng đau bụng trên rốn không kèm theo bất cứ biểu hiện bất thường nào, chỉ là những cơn đau tức nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng những cách sau:

- Pha 1-2 thìa mật ong với nước uống. Mật ong có tác dụng an thần, giảm đau sẽ giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.

- Xay lá bạc hà phơi khô với một hạt cây thì là, tỏi, gừng, hạt tiêu. Mỗi ngày uống khoảng 1 thìa hỗn hợp bột với một chút nước ấm. Áp dụng 2 lần/ngày sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

- Cải thiện chế độ ăn uống, tránh đồ ăn tươi sống, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Nếu tình trạng bệnh vẫn không cải thiện thì người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ.

Đau bụng trên rốn ở giữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và không thể coi nhẹ. Nếu đau bụng kèm những biểu hiện lạ thì người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mình.