Da vàng như nghệ, nguy kịch vì căn bệnh hơn 8 triệu người Việt mắc
Ông N.K.H., 68 tuổi, sống ở Tiên Du, Bắc Ninh có tiền sử phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhiều năm. Hai tháng nay, ông thường xuyên xuất hiện những cơn khó thở và tự ý mua thuốc nam về uống. Tuy nhiên tình trạng khó thở không cải thiện mà tăng dần lên.
Ông H. được chuyển đến bệnh viện huyện điều trị đợt cấp COPD. Khi có kết quả xét nghiệm men gan tăng, ông được chuyển tuyến lên bệnh viện đa khoa tỉnh, được xét nghiệm có HBsAg dương tính và chẩn đoán là bị viêm gan B mạn tính.
Sau 3 tuần điều trị, tình trạng vàng da, bụng chướng tăng lên. Ông được chuyển tiếp lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Sau 10 ngày điều trị tình trạng bệnh thuyên giảm, ông H. được chuyển trở lại bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị tiếp.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, ông H. xuất hiện tình trạng ý thức chậm dần, mệt mỏi, vàng da, chướng bụng tăng dần kèm khó thở. Sau đó ông được chuyển đến Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng da, củng mạc mắt vàng, phù 2 chi dưới, tiểu ít, bụng chướng căng được chẩn đoán suy gan cấp, viêm phổi, viêm gan B, COPD.
Vì tình trạng nặng, ông H. được chuyển Khoa Hồi sức tích cực với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết, tiền hôn mê gan, xơ gan.
Vừa qua, ông H. xuất hiện đau bụng, bụng chướng căng, dẫn lưu ổ bụng ra 1000ml máu đỏ tươi, da xanh, mạch nhanh khó bắt, nổi vân tím toàn thân, sonde dạ dày không có máu.
Khi được siêu âm ổ bụng cấp các bác sĩ phát hiện khối dưới gan, theo dõi u dưới gan chưa loại trừ xuất huyết vùng túi mật. Bệnh nhân được truyền máu tối cấp, truyền dịch, mạch bắt rõ hơn, huyết áp 100/60mmHg.
Tuy nhiên, bụng bệnh nhân còn chướng, dẫn lưu dịch ổ bụng vẫn tiếp tục chảy, không cầm máu. Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh nhân nặng, tiên lượng tử vong, gia đình xin về chăm sóc tại nhà.
ThS.BS Nguyễn Quốc Phương - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Tại Việt Nam có 8-10% dân số mắc viêm gan B tương đương khoảng 8-10 triệu người. Bệnh viêm gan B không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài (trừ viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn).
Vì vậy người bệnh không đi khám và không phát hiện được mình bị nhiễm virus viêm gan B. Trường hợp ông H. là một ví dụ điển hình. Ông H. đã dùng thuốc nam để điều trị bệnh COPD. Ông chỉ được phát hiện viêm gan B tình cờ (không chủ động kiểm tra) trong đợt ốm nặng.
Lúc đó bệnh viêm gan đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng xơ gan (xơ gan mất bù) chưa loại trừ ung thư gan".
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.