Cuộc chiến không hồi kết chỉ vì không biết phải làm gì khi vợ chồng bất đồng quan điểm trong cách nuôi dạy con
Nhắc đến vợ chồng bất đồng quan điểm trong cách dạy con thì người ta liên tưởng ngay đến cặp đôi đình đám Brad Pitt và Angelia Jolie, vốn dĩ chuyện bất đồng dẫn đến ly hôn là điều xảy ra không phải hiếm trong xã hội ngày nay. Câu chuyện này khá quen thuộc trong mỗi gia đình, nhất là với con đầu lòng khi cả hai đều chưa có kinh nghiệm và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con.
Chuyện phát sinh khi bắt đầu cho con bú, đến ăn dặm, rồi tự múc ăn. Chồng thì muốn cho con uống sữa mẹ để tăng sức đề kháng như sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vợ thì áp lực không sản xuất được nhiều sữa hoặc muốn con bụ bẫm dễ cưng hơn khi uống sữa công thức. Đến khi còn tập ăn, người thì muốn bé ăn được bao nhiêu thì ăn, không ép thêm. Người thì xót con sợ ốm, bệnh mà ép ăn khiến bé ói ra nhiều lần, xem bữa ăn như là cuộc chiến giữa hai mẹ con. Đến tuổi đi học lại xảy ra tranh cãi khi trẻ chưa làm xong bài tập mà đòi xem tivi, vợ bắt con phải làm bài tập xong mới được xem, còn chồng thì bảo: “Cho nó xem xong 15 phút rồi học cũng được”.
Tất cả những điều trên để lại hậu quả nghiêm trọng là trẻ không biết nghe theo lời ai. Thực tế, nếu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, đứa trẻ sẽ mất phương hướng, không biết đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí còn biết lợi dụng sự bất hòa của người lớn để đạt được ý muốn của mình. Chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra những sơ hở của bố mẹ trong việc định hướng hành động cho chúng và thường lợi dụng việc này để nhõng nhẽo, chống cự mọi nỗ lực giáo dục của bố mẹ. Tất cả sự cố gắng của bố lẫn mẹ sẽ trở thành nước chảy lá môn, đến khi nhận ra thì không còn kịp nữa bởi trẻ đã qua giai đoạn nhận thức đó.
Ngoài hậu quả để lại là khiến trẻ hoang mang không biết nghe theo lời dạy của ai thì còn có một ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng làm tan vỡ hạnh phúc một gia đình là cả hai vợ chồng phải kiềm chế cảm xúc khó chịu của mình, ấm ức lâu dần dẫn đến stress, từ sự bất đồng này tạo ra tranh cãi khác khiến tình cảm rạn nứt.
Gia đình là cái nôi cho trẻ hình thành nhân cách. Bố mẹ là tấm gương phản chiếu cho con noi theo. Do đó, không nên tranh cãi vấn đề nuôi dạy thường xuyên trước mặt trẻ nhỏ. Rõ ràng, giữa hai người sinh ra từ hai môi trường sống, hai cách giáo dục khác nhau từ nhỏ, chưa kể đến nhận thức ngoài xã hội và kinh nghiệm sống không giống nhau thì chắc chắn sẽ xảy ra cãi nhau trong cách dạy dỗ, uốn nắn con cái. Vì vậy, để tìm được tiếng nói chung thì cả hai nên cùng hướng tới sự sẵn sàng thỏa hiệp. Thỏa hiệp là như thế nào? Là kiên nhẫn, bao dung, lắng nghe và chịu tiếp thu, thay đổi.
Nếu cả hai đều bảo vệ quan điểm của mình thì mãi không bao giờ có được hồi kết. Hãy cân nhắc thiệt hơn để tìm ra biện pháp tốt nhất cho dù nó khác với mong đợi ban đầu của bạn, nhưng vì mục tiêu chung bạn nên học cách biết thỏa hiệp vì mục tiêu chung là tìm ra giải pháp phù hợp nhất với tính cách, sức khỏe và khả năng, mong muốn của trẻ để con nên người. Lý do gây ra bất hòa đôi khi là từ những chuyện nhỏ nhặt và cách đơn giản để giải quyết điều này chính là thỏa hiệp. Đừng dại gì mà bỏ qua bài viết hay này nha!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.