COVID-19: Màu đỏ lan đến Trung Quốc, Đông Nam Á tăng mạnh
Theo báo cáo dịch tễ mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 26-5, trong chu kỳ thống kê 28 ngày gần nhất, toàn thế giới ghi nhận thêm gần 2,3 triệu ca mắc mới và gần 15.000 ca tử vong mới do COVID-19.
Trong đó "nóng nhất" là Tây Thái Bình Dương, khu vực dịch tễ bao gồm một phần Đông - Đông Nam Á địa lý, châu Úc và các đảo quốc Thái Bình Dương.
Khu vực này báo cáo hơn 1,052 triệu ca COVID-19 mới cho dù nhiều nước trong khu vực cho biết đã giảm xét nghiệm tầm soát. Con số này tăng 38% so với chu kỳ trước. Tây Thái Bình Dương cũng có 1.456 ca tử vong mới, tăng 9%.
Màu đỏ và cam đã bao trùm hầu hết toàn bộ khu vực này trên cả hai bản đồ thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ số ca mắc mới và số ca tử vong mới, so với chu kỳ 28 ngày trước đó.
Trong khi sắc đỏ, cam đã bao trùm khu vực thuộc Đông Nam Á địa lý, châu Úc, Nhật, Hàn từ tuần trước, thì thay đổi lớn nhất của tuần này là màu đỏ đã xuất hiện ở Trung Quốc trên cả 2 bản đồ, cho thấy sự chấm dứt chu kỳ sụt giảm mạnh sau làn sóng cuối 2022 - đầu 2023.
Tin tốt là Việt Nam không còn bị "điểm danh" trong danh sách các nước có sự thay đổi về tỉ lệ hay số ca ghi nhận lớn nhất như vài tuần trước.
Tại khu vực này, Mông Cổ, Papua New Guinea, Brunei có sự thay đổi lớn nhất về tỉ lệ ca mắc, dù số ca nhiều nhất báo cáo từ Hàn Quốc (462.726 ca, tăng 52%), Nhật Bản (164.367 ca, giảm 24%) và Úc (125.992 ca, tăng 49%), cũng là ba nước chiếm hầu hết số ca tử vong được báo cáo.
Có 40% quốc gia Tây Thái Bình Dương vẫn báo cáo mức tăng cao về số ca mắc COVID-19 mới (tăng trên 20%).
Khu vực dịch tễ Đông Nam Á (gồm một phần Đông Nam Á và Nam Á địa lý) lần đầu tiên báo cáo số ca giảm 31% sau nhiều tuần dù số tử vong tăng 61%. Mức giảm chủ yếu do sự hạ nhiệt ở Ấn Độ và các quốc gia Tây Á, cho dù Ấn Độ vẫn báo cáo số ca mắc và tử vong cao nhất (95.472 ca mắc, 503 ca tử vong).
Mức tăng cao ghi nhận ở Indonesia (tăng 92%), Thái Lan (357%) và Myanmar (1.235%). Tuy vậy Đông Nam Á vẫn chỉ xếp thứ tư thế giới về số ca mắc.
Số ca mắc cao thứ 2 và 3 lần lượt thuộc về châu Âu (572.906 ca) và châu Mỹ (484.889 ca), lần lượt giảm 45% và giảm 41% so với chu kỳ trước. Đông Địa Trung Hải và châu Phi báo cáo số ca không đáng kể.
XBB.1.5 vẫn là dòng biến chủng thống trị toàn cầu với tỉ lệ 41,57%. Tuy nhiên tỉ lệ này đang bị lấn át bởi sự gia tăng của các dòng XBB.1.16 (13,17%), XBB.1.9.1 (15,65%), XBB.1.9.2 (5,15%), XBB.2.3 (3,59%) và các XBB khác (10,8%).
Hiện XBB.1.5 và XBB.1.16 vẫn được xếp vào nhóm VOI (các biến chủng cần quan tâm) trong khi 4 dòng XBB khác kể trên cùng với BA.2.75, CH.1.1, BQ.1 được xếp vào nhóm VUM (biến chủng đang được theo dõi). Cả VOI và VUM đều thấp hơn VOC (biến chủng gây lo ngại) như chủng gốc, Alpha, Delta, Omicron ban đầu...
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.