Con trai nhỏ keo 502 vào mắt, mẹ xịt thêm thứ này vào, bác sĩ khen: Quá thông minh!
Keo 502 là vật dụng không thể thiếu trong nhiều gia đình vì tính tiện dụng của nó trong việc dán lại những đồ đạc bị hỏng hóc, bong tróc trong nhà. Tuy nhiên nếu trong nhà có trẻ nhỏ, việc bảo quản phần còn lại của lọ keo 502 sau khi sử dụng cần đặc biệt cẩn thận. Nếu không có thể xảy ra nhiều tai nạn vô cùng đáng tiếc với trẻ như câu chuyện của bà mẹ Trung Quốc và con trai nhỏ dưới đây.
Chị Lưu (Quảng Đông, Trung Quốc) có con trai 3 tuổi đặt tên ở nhà là bé Gấu. Cậu bé rất hoạt bát và thông minh, đặc biệt là có khả năng học hỏi rất nhanh chóng. Gần đây, do bé Gấu bị đau mắt nên chị Lưu đã đưa con trai tới bệnh viện để khám và được bác sĩ kê một số loại thuốc, trong đó có thuốc nhỏ mắt. Sau một thời gian nhỏ thuốc, mắt của bé Gấu đã khỏi.
Không lâu sau đó, chị Lưu sử dụng lọ keo 502 để dán lại một phần vỏ máy tính bị hỏng hóc. Sau đó, bà mẹ người này đã sơ xuất để lọ keo 502 còn dư lại trên bàn mà chưa kịp cất đi. Sau khi chị Lưu vào bếp nấu cơm, bé Gấu đã lấy lọ keo 502, bắt chước các hành động nhỏ mắt mà mẹ đã làm cho mình. Ngay sau khi keo 502 được nhỏ vào mắt phải làm cay mắt, bé Gấu theo phản xạ nhắm mắt lại và hét lên.
Chị Lưu nghe thấy tiếng con trai hét thì vội vàng từ bếp chạy lên, trông thấy cảnh tượng con trai tay vẫn đang cầm “hung thủ gây họa”, tay kia bịt mắt và khóc toáng lên chị đã hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra. Bà mẹ vội vàng ôm con lao vào nhà tắm. Đầu tiên, chị dùng vòi sen xịt nước nhẹ nhàng nhưng trực tiếp vào mắt của bé Gấu, xả nước như vậy trong gần 5 phút thì phần keo 502 trôi theo nước ra khỏi khóe mắt.
Sau đó chị Lưu lấy khăn thấm nước ấm, đắp lên mắt của con trai một lúc, lớp keo 502 đã khô trước đó trên mi mắt của bé Gấu từ từ bong ra. Thấy mắt con trai vẫn còn có vẻ hơi đỏ, chị quyết định đưa con trai đến khoa mắt của bệnh viện để kiểm tra. Bệnh viện cũng rất gần nhà, hai mẹ con đến trong vòng nửa tiếng kể từ khi bé Gấu đổ keo 502 vào mắt.
Bác sĩ nhãn khoa đã giúp bé Gấu kiểm tra giác mạc và thị lực của mắt, đồng thời sau khi nghe cách chị Lưu sơ cứu cho con để giúp con loại bỏ gần hết keo 502 và bảo vệ mắt, bác sĩ liên tục khen ngợi bà mẹ này quá thông minh và khôn ngoan. Nhờ đã loại bỏ kịp thời keo 502 ra khỏi mắt, mắt bé Gấu không gặp tình trạng nguy hiểm phải nhập viện, chỉ cần về nhà rửa sạch lại bằng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng.
Bác sĩ nhãn khoa cho biết trong vòng 2 tháng nay, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một đứa trẻ 6 tuổi nhỏ giọt keo 502 vào mắt, người mẹ hoảng sợ và không làm gì được, cô ấy đã đưa con đến bệnh viện. Nhưng vì thời gian di chuyển khá lâu, mắt cháu bé đã bị dán chặt bằng keo 502, bác sĩ chỉ có thể gây mê, cắt hết lông mi, tiểu phẫu mở nhãn cầu cho cháu bé để điều trị.
Keo 502 có thành phần chủ yếu là α-ethyl cyanoacrylate, bổ sung thêm chất kết dính, chất ổn định, chất tạo độ cứng, chất ức chế trùng hợp,… nên rất dính khi tiếp xúc với hơi ẩm của không khí và tốc độ khô cũng rất nhanh. Do đó, cha mẹ tốt nhất không nên cho trẻ tiếp xúc với vật dụng này. Nếu không may trẻ bị dính vào tay, da, mắt… cần sơ cứu kịp thời và đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.
Không chỉ keo 502, trong nhà có trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý đặt những món đồ nguy hiểm này tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra bởi bản tính tò mò và thích bắt chước của con.
Thuốc
Vào tháng 11 năm 2020, có một bé gái hai tuổi ở Phật Sơn, Quảng Châu, vô tình uống phải nửa lọ thuốc hạ huyết áp của bà ngoại khiến tình trạng nguy kịch. May mắn cô bé được cấp cứu kịp thời nhưng đây là một lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Đặc biệt trong nhà có người bệnh, người già mắc một số bệnh cơ bản như cao huyết áp hay tiểu đường, những bệnh này cần dùng thuốc lâu dài. Hay những thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm cúm, giảm đau… cũng không được đặt ở những vị trí gần tầm với của trẻ. Những viên thuốc màu sắc sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, nếu không may trẻ uống phải sẽ rất nguy hiểm.
Dao sắc bén
Người lớn đều biết rằng dao sắc bén, các vật nhọn đều rất nguy hiểm tuy nhiên trẻ con thì còn chưa đủ nhận thức được điều đó. Nếu để những vật nguy hiểm này trong tầm tay của trẻ thì không tránh khỏi những thương tích khi con nghịch phá, nguy hiểm cho cả trẻ và bạn bè xung quanh chúng. Không chỉ dao sắc, mà một số loại bút chì, nĩa, đũa, tăm nhọn hoặc đồ chơi khác cũng đều rất nguy hiểm với trẻ.
Kẹp nhiệt độ
Nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nên sử dụng nhiệt kế điện tử cho trẻ tại nhà là tốt nhất, tuy nhiên độ ổn định của nhiệt kế điện tử tương đối không tốt nên nhiều bà mẹ có thói quen cho trẻ dùng nhiệt kế thủy ngân. Trong nhiệt kế thủy ngân có chứa thủy ngân, là một kim loại nặng dễ bay hơi trong không khí. Bề mặt của nhiệt kế thủy ngân là thủy tinh, một khi vỡ sẽ khiến thủy ngân bên trong dễ dàng rò rỉ ra ngoài, chỉ một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc cho trẻ, rối loạn hệ tuần hoàn máu nếu trẻ dính vào miệng.
Chất hút ẩm thực phẩm
Một trong những thành phần của chất hút ẩm thực phẩm là vôi sống, dễ bị tăng nhiệt độ nếu vô tình chạm vào nước, làm bỏng trẻ, thậm chí gây cháy nổ. Nếu trẻ ăn phải thì sẽ càng nguy hiểm hơn, có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, những gói hút ẩm nhỏ rất hay có trong đồ ăn, snack của trẻ nhỏ, cha mẹ cần kiểm tra cẩn thận nếu không muốn trẻ ăn phải.
Mỹ phẩm
Các sản phẩm này thường được đựng trong những bao bì, chai lọ bắt mắt, tỏa ra mùi hương thơm ngát, dễ chịu nhưng lại được cảnh báo “chỉ sử dụng ngoài da”. Mỹ phẩm là mối nguy cho sức khỏe của con bởi nó có thể gây ngộ độc nếu trẻ vô tình ăn phải, hoặc sử dụng... bởi các thành phần hóa học trong sản phẩm. Bởi vậy phụ huynh nên cất đồ trang điểm, kem dưỡng da… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
Chất tẩy rửa
Nước rửa chén, bột giặt, nước xả, nước lau sàn… là những sản phẩm hầu như nhà nào cũng sử dụng. Nó giúp chúng ta làm sạch nhà cửa, quần áo, chén bát mà không cần tốn nhiều thời gian. Nhưng nó lại vô cùng độc hại nếu trẻ uống nhầm hoặc bôi vào mắt nên cách nhà sản xuất luôn khuyến cáo “để xa tầm tay trẻ em”.
Ổ cắm, dây điện, thiết bị điện gia dụng
Trẻ nghịch ngợm có thể vô tình chạm tay vào ổ cắm, hay vấp ngã bởi dây điện ở trong nhà. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm nếu điện giật. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.