Cơn đau quặn thận: Cách nhận biết và xử lý kịp thời tại nhà
Nội dung bài viết
Cơn đau quặn thận là gì?
Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng, khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, hay gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi.
70 – 80% nguyên nhân gây ra cơn đau là do sỏi trong thận hoặc đường tiết niệu. Sỏi hình thành khi các khoáng chất như canxi và axit uric gắn kết với nhau trong nước tiểu và tạo ra các tinh thể cứng. Tỷ lệ đau quặn thận tăng lên do những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống.
Triệu chứng của cơn đau quặn thận
Các dấu hiệu của cơn đau quặn thận có thể khác nhau do vị trí và kích thước của viên sỏi. Các triệu chứng chủ yếu như sau:
- Đau lúc đầu khu trú ở góc sườn thắt lưng sau đó lan xuống vùng hố chậu, vùng bẹn, hay vùng hội âm (tinh hoàn hay môi lớn cùng bên) tuỳ theo vị trí tắc nghẽn. Vị trí cơn đau là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt với các bệnh lý khác.
- Cơn đau xảy ra dữ dội, đột ngột theo từng cơn, có thể kéo dài 20 phút hoặc hàng giờ
- Bệnh nhân phải gập đôi người cho đỡ đau, vã mồ hôi, mặc tái đi, lo lắng, sợ sệt
- Có thể kèm theo buồn nôn, chướng bụng
- Buồn đi tiểu nhưng đi tiểu đau, buốt, tiểu khó hoặc tiểu ra máu.
Nên lưu ý là cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột sau khi chơi thể thao, lao động nặng hay đi ô tô, xe đạp một quãng đường xa, đường gồ ghề, xóc nhiều.
Cơn đau quặn thận thường nhầm với bệnh viêm ruột thừa cấp tính (nếu đau nhiều ở hố lưng bên phải) hoặc cơn đau bụng do thủng dạ dày (bụng cứng như gỗ, cơn đau như dao đâm, vã mồ hôi, choáng...). Ngoài ra có thể nhầm với tắc ruột hoặc nhầm với thai ngoài tử cung bị vỡ.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc cơn đau quặn thận có nguy hiểm không? Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu chúng ta không điều trị đúng và kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như vỡ đáy đái thận, ứ mủ thận, suy thận cấp… thậm chí là tử vong.
Cần lưu ý rằng khi cơn đau quặn thận hết hoàn toàn không có nghĩa là bệnh đã khỏi, bệnh nhân cần được kiểm tra còn sỏi hay không? Nếu chúng ta chủ quan không kiểm tra thì sỏi đã ở giai đoạn muộn có biến chứng hoặc thận mất chất năng (thường phải cắt bỏ thận).
Nguyên nhân dẫn đến cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận xảy ra khi đường tiểu bị tắc nghẽn khiến nước tiểu ứ đọng tại thận, các tế bào thận bị ứ nước và căng chướng làm tăng áp lực trong thận.
Các nguyên nhân gây cơn đau quặn thận thường gặp nhất bao gồm:
Sỏi niệu quản: Sỏi di chuyển làm tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu không được lưu thông làm tăng áp lực trong thận gây ra các cơn đau quặn, dữ dội. Sỏi niệu quản thường hay cứng và xù xì nên dễ gây tổn thương niệu quản, làm xuất hiện thêm dấu hiệu đái máu đại thể.
Sỏi thận: Sỏi cư trú tại nhiều ngóc ngách của thận gây cản trở quá trình lưu thông máu và có thể dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Xuất huyết đài – bể thận: Gây hình thành các cục máu đông di chuyển theo dòng chảy nước tiểu có thể làm tắc nghẽn niệu quản gây căng chướng trong thận.
Niệu quản bị chít hẹp: Viêm mạn tính, khối u hoặc bất thường trong cấu trúc niệu quản đều là nguyên nhân khiến niệu quản bị chít hẹp.
Viêm, nhiễm trùng: Viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, viêm cầu thận gây phù nề đường tiết niệu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông nước tiểu.
Các khối u: U thận, u bàng quang, thận đa nang, suy thận giai đoạn cuối.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây tổn thương mô thận.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần đến trung tâm y tế để được kiểm tra bằng các phương pháp chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp CT. Bên cạnh còn có xét nghiệm máu, men gan mật, men tuỵ tạng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần...
Cách điều trị cơn đau quặn thận
Khi có dấu hiệu cơn đau quặn thận, người nhà có thể xử trí bằng cách làm giảm cơn đau quặn thận tại nhà trước khi đưa đến bệnh viện để bác sĩ chữa trị:
Chườm ấm: Dùng chai nước ấm lăn nhẹ lên vùng bị đau, tránh dùng nước quá nóng gây bỏng. Hoặc rang ngải cứu với muối bọc qua lớp vải mỏng và chườm nhẹ lên vùng bị đau.
Sử dụng thuốc giảm đau: Bước đầu tiên sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm… giúp bệnh nhân giảm đau đớn.
Tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể điều trị cơn đau quặn thận ngoại khoa như nội soi tán sỏi niệu quản, tán sỏi ngoài cơ thể, bắn sỏi thận qua da, đặt stent, phẫu thuật mở…
Các bác sĩ thường cố gắng tán nhỏ hoặc phá vỡ các viên sỏi để chúng có thể thoát ra ngoài qua đường nước tiểu trước khi cân nhắc phẫu thuật mở.
Phòng ngừa cơn đau quặn thận
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất các cơn đau quặn thận đó là hạn chế tối đa các nguyên nhân làm xuất hiện sỏi trong thận, trong niệu quản. Cụ thể như sau:
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi phải làm việc ở môi trường nắng nóng và bị đổ mồ hôi nhiều.
- Ăn nhạt hơn bởi natri trong muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gây tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi. Lượng muối tối đa không quá 2.3g/ngày.
- Hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật từ các loại thịt đỏ, thịt lợn, nội tạng động vật,… bởi chúng gây tăng bài tiết acid uric khiến nước tiểu bị acid hóa, các khoáng chất dễ lắng đọng và kết tinh tạo sỏi.
- Cân bằng hai nhóm thực phẩm giàu canxi – oxalat: Duy trì bổ sung canxi với lượng 800 – 1200mg/ngày từ tôm, cua, cá, hải sản, trứng, sữa, phô mai,… kết hợp thực phẩm giàu oxalat như sô cô la, khoai lang, khoai tây, rau bina,…
- Hạn chế các thực phẩm có chứa chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Không nhịn tiểu và thường xuyên luyện tập thể dục, tránh ngồi lâu một chỗ sẽ làm lắng đọng cặn nước tiểu và gây sỏi tiết niệu.
Các bài thuốc dân gian chữa sỏi thận
Ngoài các điều trị bằng y học hiện đại, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa sỏi thận, đẩy sỏi thận ra ngoài một cách tự nhiên:
Dùng chuối hột: Dùng chuối hột phơi khô, sau đó rang cho cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hột chuối hoà với nước, uống ngày 2 - 3 lần, liên tục trong vòng 20 ngày.
Dùng khóm nướng: Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần mua một trái khóm (dứa) về rửa sạch, khoét một lỗ nhồi phèn chua vào nướng chín. Vắt lấy nước dứa uống hằng ngày.
Dùng hoa đu đủ đực: Để chữa sỏi thận bạn có thể dùng hoa đu đủ đực giã lấy nước hoà với nước sôi để nguội uống ngày 3 lần sẽ phát huy tác dụng.
Với những kiến thức về cơn đau quặn thận bạn sẽ trang bị được cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa bệnh để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân của mình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....