Con cận thị từ sớm, bố mẹ nên làm gì?
Hiểu rõ những dấu hiệu của cận thì ở trẻ nhỏ là cách để bố mẹ bảo vệ đôi mắt cho con.
Biểu hiện của trẻ cận thị
Các bé thường cận thị nhiều từ năm cấp 2, tuy nhiên, ngày nay số liệu này thấp hơn rất nhiều. Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ khi bị cận là thường nhìn rất gần sách, tài liệu học tập, khoảng cách mắt đến vật dường như rất gần.
Bé hay nheo mắt, nhíu mày để nhìn được mọi vật từ xa. Học tập cũng kém hiệu quả do không kịp chép bài trên bảng của cô giáo. Hay kêu đau và nhức mắt khi đọc, nhìn vật gì quá lâu.
Một số trường hợp xảy ra khi trẻ bị cận
Rất nhiều phụ huynh cho rằng nếu trẻ cận nhẹ thì không nên đeo kính vì sẽ làm mắt trẻ tăng độ nhanh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tiến hành khúc xạ và cho biết, độ tăng phẩy không do bé đeo kính hay không đeo kính, mà bắt nguồn từ việc tiếp cận sự vật của bé. Nếu bé cứ cố nhìn xa thì khả năng tăng phẩy sẽ cao hơn.
Thêm vào đó, cha mẹ có thể sẽ gặp tình trạng bé nói dối về khả năng nhìn của mắt hoặc không biết cách diễn đạt khả năng nhìn của mắt hiện tại.
Tiếp theo là việc bố mẹ không chú ý thăm khám thường xuyên cho con. Việc không thăm khám thường xuyên 6 tháng 1 lần khiến nguy cơ cao trẻ bị tăng phẩy. Việc này dẫn đến tình trạng bé nhức mỏi mắt nhiều hơn.
Ngoài ra, gia đình cũng chưa chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con. Nên cho bé ăn các thực phẩm giàu Vitamin A, E, C kèm các chất khoáng, kẽm, selen giúp hỗ trợ mắt.
Thông thường khi vui chơi vẫn cho trẻ mang kín, đây là điều không tốt. Với những trẻ bị cận nhẹ việc mang kính chỉ nên diễn ra khi bé học, đọc, xem ti vi.
Hãy để cho mắt bé được nghỉ ngơi. Lúc nào cũng chăm chăm vào việc học cực kỳ có hại cho cả mắt, sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Ba mẹ nên phân bổ thời gian hợp lý để mắt bé có quãng nghỉ. Dạy cho bé cách tập thể dục cho mắt. Đơn giản, chỉ cần di chuyển con ngươi sang phải, sang trái, bên trên, bên dưới là được.
Cuối cùng, chú ý ánh sáng. Việc thiếu sáng sẽ khiến mắt bé không khỏe mạnh và cận nặng hơn. Ba mẹ cần chú ý đến đèn học của con. Đèn học nên ở ánh sáng nào thì hiệu quả, không nên quá sáng và cũng không quá tối, như vậy rất có hại cho mắt của trẻ.
Nếu trẻ bị cận, ở trên lớp, phụ huynh nên báo với các cô giáo bố trí cho bé ngồi đầu hoặc giữa. Ngoài ra nên thay đổi điểm nhìn bảng 3 tháng 1 lần giúp mắt bé linh hoạt hơn.
Trên đây là biểu hiện và cách phòng tránh bệnh lý cận thị ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên hiểu rõ, từ đó giúp bé có được chế độ ăn ngủ, học tập tốt để nhất giúp con có đôi mắt khỏe đẹp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...