Con bị táo bón, mẹ nên cho ăn gì để nhanh khỏi bệnh mà không cần đến thuốc
Táo bón là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể dễ dàng giúp bé hết táo bón.
Các loại rau củ quả nhiều chất xơ, mọng nước chính là loại thực phẩm giúp đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ. Sau đây là danh sách những loại thực phẩm lành mạnh trẻ nên ăn khi bị táo bón.
Lê: Một trong những loại thuốc nhuận tràng tự nhiên tốt nhất để giúp bé đi vệ sinh bình thường. Một quả lê cung cấp khoảng 5,5 g chất xơ. Ngoài việc là một nguồn giàu chất xơ, lê cũng là một nguồn Vitamin C dồi dào.
Mận: Quả rất giàu chất xơ, vitamin A và kali nên rất hiệu quả trong việc chữa táo bón. Đồng thời mận chứa sorbitol có tác dụng giúp cơ thể nhuận tràng. Nếu mẹ không thể tìm được mận tươi thì cũng có thể cho bé ăn mận khô, chúng cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa và có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Súp lơ: Loại rau có rất nhiều chất xơ giúp bé hết táo bón. Đồng thời nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có khả năng chống lại ung thư. Cách để giữ lại chất dinh dưỡng tốt nhất trong súp lơ là hấp, nướng. Mẹ nên lưu ý đưa súp lơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.
Cà rốt: Đây cũng là một nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể cho bé ăn cà rốt sống thay vì ép nước hoặc nấu để giữ nguyên hàm lượng chất xơ và các vitamin trong cà rốt.
Đậu: Không chỉ chứa chất xơ mà còn là một nguồn giàu chất sắt và protein thực vật và Vitamin B6 cao, giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bé. Nửa chén đậu cung cấp gần 10 gram chất xơ cho trẻ.
Bột yến mạch: Đây là thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên có chứa carbohydrate phức tạp, sắt, protein, kẽm, selen và thiamine. Một chén yến mạch nấu chín cung cấp gần 166 calo và 4 gam chất xơ cho bé.
Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ?
- Luôn theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ hàng ngày
- Khuyên trẻ không được nhịn đi ngoài
- Thực hiện cho trẻ chế độ giàu rau xanh, khuyến khích trẻ uống nhiều nước
- Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, tránh để trẻ ngồi quá lâu.
Đặc biệt khi các bậc phụ huynh phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... Thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...