Con 15 tuổi ung thư, thủ phạm là người bố?
Nhiều người trẻ ung thư
Theo PGS Lê Văn Quảng, quan niệm về nicotine trong thuốc lá gây hại và gây ung thư phổi là không đúng mà các nghiên cứu chỉ ra rằng các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, không phải chỉ riêng nicotine.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Theo thống kê của Bệnh viện K trung ương, ung thư phổi do thuốc lá gây ra chiếm tới hơn 90%. Với ung thư phổi người bệnh đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn và thời gian sống sau chẩn đoán bệnh không được bao lâu.\
Tại Việt Nam các bác sĩ từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất là 15 tuổi. Cháu bé mắc ung thư phổi và trong gia đình có bố hút thuốc lá. Bố cháu bé hút mỗi ngày hết cả bao thuốc dẫn đến việc con hút thuốc lá thụ động.
Mặc dù được cứu chữa, điều trị nhưng cháu bé đã tử vong sau 2 năm mắc ung thư phổi. Đây là trường hợp không phải hiếm về căn bệnh ung thư phổi do thuốc lá gây nên.
Các bác sĩ Bệnh viện K cũng đang điều trị cho một trường hợp nam giới khác mắc ung thư phổi ở tuổi 25, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc từ 15, 16 tuổi. PGS Quảng khẳng định, gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút thuốc trực tiếp, nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động từ những người trong gia đình hoặc môi trường xung quanh.
Trẻ em bị ảnh hưởng của thuốc lá
Trẻ em sống chung với người hút thuốc sẽ vô tình tiếp xúc hoặc hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc thường đến từ hai nguồn: khói thuốc thụ động và khói thuốc phụ. Khói thuốc thụ động là khói từ người hút nhả ra. Khói thuốc phụ bay ra từ đầu điếu thuốc đang cháy và chiếm phần lớn lượng khói thuốc trong một môi trường nhất định.
Khói thuốc phụ độc hại gấp 2 – 3 lần khói thuốc do người hút thải ra vì khói thuốc phụ không đi qua đầu lọc khói. Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.
Trẻ có mẹ hút thuốc hấp thụ nhiều khói thuốc vào cơ thể hơn những trẻ có cha hút thuốc vì thông thường trẻ dành nhiều thời gian ở bên mẹ hơn. Những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Tác hại này cũng tương đương với hóa chất từ khói thuốc bên ngoài môi trường xung quanh bé.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ.
Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc bản thân người đó hút thuốc nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn. Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra:
Làm thế nào để bảo vệ con bạn khỏi khói thuốc thụ động?
Các phương pháp sau có thể giúp bạn bảo vệ bé khỏi việc hít phải quá nhiều khói thuốc lá.
1. Từ bỏ hút thuốc
Hãy đăng ký một lớp học hoặc một chương trình hỗ trợ cai thuốc. Nếu đang mang thai, bạn càng cần phải bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt vì khả năng sinh non và nguy cơ xảy ra các biến chứng trong thai kỳ sẽ cao gấp hai lần so với người mẹ không hút thuốc. Khi bạn cho con bú, việc bỏ hút thuốc cũng cực kỳ quan trọng, vì các hóa chất từ thuốc lá có thể lẫn vào sữa của bạn và ảnh hưởng đến bé bú mẹ.
2. Không hút thuốc trong nhà
Nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải bỏ hút thuốc, nhưng cha mẹ nào cũng có thể thay đổi thói quen xấu này. Nếu cảm thấy muốn hút thuốc ở nhà, hãy hút ngoài sân, ban công, sân thượng hoặc dành một phòng riêng để hút thuốc. Bạn có thể mặc thêm một loại áo đặc biệt bên ngoài để không bị mùi khói thuốc áp vào. Không cho phép con bạn vào phòng hút thuốc hoặc những nơi bạn đã hút thuốc.
3. Không hút thuốc khi đang giữ trẻ
Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát thói quen hút thuốc của mình, ít nhất bạn cũng cần có hành động bảo vệ con khỏi khói thuốc bằng cách không hút thuốc khi đang giữ con. Tuyệt đối không hút thuốc khi có con ở trên xe hoặc khi bạn đang cho bé ăn hoặc tắm. Không được hút thuốc trong phòng ngủ của con.
4. Tránh để người hút thuốc trông coi con bạn
Hãy tìm hiểu kỹ xem liệu người giữ trẻ bạn đang thuê có hút thuốc hay không. Điều này rất quan trọng khi con bạn mắc phải bệnh hen suyễn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...