Đôi nét "bất ngờ" về quả dứa

Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm… là một loại quả gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Quả dứa thực ra chỉ là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ họp lại tạo thành. Còn trái dứa thật lại chính là các “mắt thơm” mà chúng ta thường lọc bỏ đi.

Quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain hỗ trợ việc phân hủy protein - Ảnh minh họa: Internet

Vậy 1 quả dứa chứa bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu thì trong 100g dứa (phần thịt quả ăn được) sẽ cung cấp 25kcal, 0.4g protein, 0.2g lipid, 13.7g hydrat cacbon, 85.3g nước, 0.4g xơ, 0.03mg caroten, 0.08mg vitamin B1, 0.02mg vitamin B2, 16mg vitamin C. Ngoài ra còn có các chất khoáng như 16mg Ca, 11mg phospho, 0.3mg Fe, 0.07mg Cu.

Đặc biệt, trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể hỗ trợ việc phân hủy protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn liên quan đến thịt bò, thịt vịt… giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. 

Trong dân gian thường áp dụng bí quyết này để ướp các loại thịt dai, thịt già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn rất dễ tiêu.

Quả dứa chữa sỏi thận rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Trong Đông y, quả dứa còn được biết đến như một loại món ăn - vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh.

Quả dứa có vị chua, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp thanh nhiệt, giải độc.

Quả dứa có tác dụng gì?

1. Quả dứa chữa bệnh sỏi thận

Chữa sỏi thận bằng quả dứa được thực hiện rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp áp dụng cách trị sỏi thận bằng quả dứa và “đánh bay” được những triệu chứng như: đau bụng, đau thắt lưng, mệt mỏi… Các món ăn bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa cũng rất phong phú:

Quả dứa nướng chữa sỏi thận

Nướng quả dứa trên lửa cho cháy vỏ ngoài rồi ép lấy nước. Sau đó trộn 1 quả trứng gà vào nước dứa đã ép rồi đánh nhuyễn, uống 1 lần. Nên uống liên tục 3 ngày và mỗi ngày nên uống 2 lần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Dứa nướng phèn chua

Lấy một quả dứa, gọt vỏ, khoét 1 lỗ khoảng 3cm, cho 1 ít phèn chua vào và cắt phần trên của quả dứa để làm nắp đậy. Sau đó, bỏ quả dứa vào lò nướng, nướng chín vàng rồi vắt lấy nước khoảng 2 ly. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 ly để sỏi thận và sỏi bàng quang “mềm ra”.

Dứa nướng phèn chua chữa sỏi thận hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Sáng dậy uống ly còn lại để sỏi vỡ ra và trôi theo nước tiểu ra ngoài.

Quả dứa ninh với phèn chua

Lấy một quả dứa, khoét 1 lỗ và cho vào đó 0.3g phèn chua. Ninh quả dứa chứa phèn chua này trong 3 tiếng, sau đó ăn cả phần dứa và nước. Dùng liên tục mỗi ngày một quả trong 7 ngày liền sẽ rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của quả dứa có được là nhờ lượng vitamin dồi dào. Dứa cung cấp 50% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho cơ thể. Vitamin C là chất chống oxy hóa hòa tan trong nước tiểu, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống lại các vấn đề về tim mạch, đau xương khớp.

3. Cải thiện sức khỏe xương

Hàm lượng mangan trong dứa có thể giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, giúp cơ thể phát triển cao lớn. Ngoài ra, theo nghiên cứu mangan còn rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

4. Mau lành vết thương, liền sẹo

Vitamin C trong dứa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo collagen cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Ngoài ra lượng vitamin C trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, từ đó giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng.

5. Tăng cường thị lực

Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đến mắt ở những người cao tuổi nhờ vào hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao.

6. Hỗ trợ tiêu hóa

Dứa cũng rất giàu chất xơ, cả loại xơ hòa tan và xơ không hòa tan, giúp đường ruột hoạt động ổn định. Ngoài ra, lượng enzyme bromelain trong dứa, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích...

7. Chống viêm, hạn chế cục máu đông

Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, bromelain trong dứa còn là thành phần chống viêm nhiễm hiệu quả, phòng ngừa sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp ngăn ngừa cục đông máu, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh tim mạch cũng như đột quỵ ở những người có nguy cơ cao bị đông máu.

8. Ổn định huyết áp

Khi mạch máu giãn đều, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm ở mức ổn định và quá trình lưu thông của máu ít bị ảnh hưởng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Nếu nhắc đến tác dụng của quả dứa không thể bỏ qua tác dụng kiểm soát huyết áp. Nguồn kali cao trong dứa có tác dụng làm giãn mạch, giảm áp lực, căng thẳng cho mạch máu, từ đó tăng tuần hoàn máu tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Ăn quả dứa có giảm cân không?

Ăn quả dứa có béo không là thắc mắc của nhiều chị em. Ngược lại, dứa không những không làm chị em tăng cân, mà đây lại là sự lựa chọn tốt cho những ai muốn giảm kí, bởi dứa đảm bảo 2 tiêu chí: lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. 

Trung bình một trái dứa chỉ chứa khoảng 40 kcal, còn lại thành phần chủ yếu là nước và chất xơ.

Không những thế, trong quả dứa còn chứa nhiều Bromelain – 1 enzym giúp thủy phân protein (có trong thịt cá) thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa và phân giải lượng calo thừa trong cơ thể, cho tác dụng giảm cân tự nhiên, an toàn và vô cùng hiệu quả.

Các cách giảm cân bằng quả dứa hiệu quả

1. Nước ép dứa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nước dứa tươi ép có thể giúp đốt cháy chất béo. Bromelain làm việc cùng với các enzym khác, chẳng hạn như lipase, một loại enzyme giúp tiêu hóa mỡ. Bromelain còn được cho là dùng để hỗ trợ trong ức chế sự thèm ăn và tăng cường bài tiết chất béo.

2. Bữa phụ với dứa tươi cắt miếng

Cắt dứa thành từng miếng vừa ăn, có thể xát lên một chút muối rồi để vào ngăn mát của tủ lạnh. Với cách làm này, bạn đã có một bữa ăn nhẹ đơn giản và tiện dụng mà không sợ béo.

3. Salad rau xanh với dứa

Bạn có thể làm món salad lạ miệng bằng dứa, dưa chuột bỏ hạt và dừa cắt nhỏ dùng trước bữa ăn tối. Khi làm món salad này, hãy thêm một chút dầu oliu ướp lạnh lên trên. Salad này sẽ cải thiện quá trình tiêu hóa bữa ăn chính, lấp đầy dạ dày và giúp bạn no lâu hơn.

Tác dụng của quả dứa với bà bầu là gì?

Nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa sẽ làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào làm rõ hay chứng minh việc này, mà ngược lại ăn quả dứa khi mang thai với lượng vừa phải sẽ cho những tác dụng như sau:

Nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa sẽ làm mềm tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch, rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất bromelain cũng giúp phòng tránh các bệnh cảm lạnh thông thường. Do đó, nếu mẹ bầu đang bị đau họng hoặc cảm lạnh thì hãy thử một miếng dứa nhé.

Tác dụng của quả dứa giúp phòng tránh táo bón

Lượng chất xơ có trong trái dứa giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng táo bón khi mang bầu. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, lượng bromelain có trong dứa giúp phân hủy protein từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Giảm tình trạng ốm nghén

Ở một số trường hợp, dứa có tác dụng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, một vài miếng dứa mỗi ngày.

Những lưu ý khi sử dụng quả dứa

1. Phản ứng dị ứng

Dứa có đặc tính làm mềm thịt, do vậy có thể gây sưng môi, má và lưỡi, tuy nhiên vấn đề này có thể tự khỏi sau vài giờ. Nếu sưng kèm theo phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, bạn có thể đã bị dị ứng dứa. Trong trường hợp này, cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

2. Tăng lượng đường trong máu

Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, đặc biệt nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường.

3. Không tốt cho răng

Đặc biệt ăn dứa nhiều trong cùng một lúc sẽ dẫn đến “rát” lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra các phản ứng hóa học trong miệng khi ăn, chúng làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng. Một dấu hiệu thường gặp sau khi ăn dứa là cảm giác đau răng và ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh sau đó. 

4. Tương tác một số loại thuốc

Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm hoặc thuốc trị mất ngủ.

5. Nguy hiểm cho người có cơ địa dị ứng

Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamin, gây các triệu chứng dị ứng như: đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở.

Vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như: mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nói tóm lại, dứa là một loại trái cây thân quen và dễ dàng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, chúng ta nên tận dụng các tác dụng của quả dứa với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng dứa cũng cần lưu ý một số vấn đề nêu trên để tránh các tác dụng bất lợi mà dứa có thể mang lại.