Những năm gần đây, ung thư trở thành “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với nhiều người, nhiều gia đình. Có những gia đình có 3-4 anh em ruột cùng mắc một căn bệnh ung thư và điều nhận án tử.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc và điều phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là vì những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.

1. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.

Một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.

2. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên

Có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân.

Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

Người bệnh ung thư có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Ảnh minh họa: Internet

Không những vậy, cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.

Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi

Nếu bạn đã ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc “ăn cắp chất dinh dưỡng” này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Nếu bạn đã ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.

Bí kíp ăn uống để phòng tránh bệnh ung thư

- Cân bằng thực phẩm trong bữa ăn: Trong 1 khẩu phần ăn, 2/3 số thực phẩm phải có nguồn gốc từ thực vật, đạm từ động vật không được nhiều hơn 1/3.
- Tô màu bữa ăn giúp chống ung thư: Tăng cường rau xanh trong bữa ăn nhất là rau màu xanh đậm, các loại quả màu đỏ và màu cam có khả năng tiêu diệt các gốc tự do phát sinh ung thư.
- Bỏ qua các loại thịt chế biến: Ăn nhiều xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội sẽ giúp làm tăng nguy cơ trực tràng, hoặc ung thư dạ dày.

Nên cân bằng bữa ăn, hạn chế thức ăn chế biến, bổ sung thêm nhiều rau xanh. Ảnh minh họa: Internet

 - Chống ung thư bằng cà chua: Ăn cà chua dưới dạng nước trái cây, nước sốt sẽ làm tăng khả năng chống ung thư.
- Trà cũng giúp đẩy lùi ung thư: Trà, nhất là trà xanh có khả năng chống ung thư cực mạnh.
- Hạn chế rượu làm giảm nguy cơ ung thư: Ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và vú đều liên quan tới việc uống rượu.
- Bổ sung nhiều trái cây trong các bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước và hoạt động thể dục thể thao đúng cách cũng góp phần vào việc bảo vệ cơ thể trước căn bệnh ung thư quái ác