Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là khá yếu, bởi vậy trẻ dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài và mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Khi trẻ nhỏ bị sổ mũi, hắt hơi sẽ sinh ra nước mũi, nếu không được lau chùi nhanh chóng thì chất nhầy này sẽ khô đặc lại và trở thành gỉ mũi. Nhiều cha mẹ lo ngại và thắc mắc có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không vì sợ rằng sẽ gây tổn thương da vùng mũi của con. Để giúp mẹ yên tâm hơn, bài viết này sẽ hướng dẫn cách lấy gỉ mũi cho trẻ an toàn nhất.

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

Gỉ mũi làm trẻ sơ sinh khó thở và khó chịu mà mẹ cần lấy ra

Mỗi lần thấy con yêu bị sốt, cảm cúm hay sổ mũi thì mẹ đều rất lo lắng. Mỗi lần như vậy em bé đều khó chịu, khóc nhiều và trường hợp do dịch mũi tiết ra nhiều khiến trẻ không thể thở được. Lúc này điều cha mẹ có thể làm đó là loại bỏ gỉ mũi để giúp bé dễ thở là dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách lấy gỉ mũi thì rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng mũi, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bởi vậy, lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết nhưng cha mẹ nên bổ sung các kỹ năng nhất định để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản

Có khá nhiều cách để giúp bạn lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh, chỉ cần đảm bảo an toàn, không gây đau và tổn thương cho vùng mũi của bé là được. Tùy vào từng tình trạng khác nhau mà cha mẹ hãy chọn cách làm phù hợp nhất.

Dùng tăm bông lấy gỉ mũi

Dùng tăm bông nhẹ nhàng lấy gỉ mũi của trẻ ra

Tăm bông mềm nên dễ dàng lấy gỉ mũi của trẻ sơ sinh. Mẹ hãy chuẩn bị tăm bông, khăn mềm, nước muối sinh lý để tiến hành vệ sinh vùng mũi hiệu quả và nhanh chóng.

Trước tiên, cần đặt bé nằm thẳng trên giường. Sau đó nhỏ một giọt nhỏ nước muối loãng vào mũi bé để gỉ mũi mềm ra, đồng thời nước muối còn giúp sát khuẩn, làm sạch vùng mũi cho bé. Khi gỉ mũi đã mềm, bạn hãy lấy tăm bông gẩy nhẹ nhàng gỉ mũi ra bên ngoài. Khi đã loại bỏ sạch thì dùng khăn mềm lau sạch lại.

Dùng dụng cụ hút mũi

Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút hiệu quả

Do nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ cần hoàn thiện và đảm bảo an toàn hơn nên hiện nay dụng cụ hút mũi trở thành công cụ tiện lợi giúp mẹ dễ dàng loại bỏ gỉ mũi cho bé yêu với thời gian ngắn nhất.

Với dụng cụ này, bạn cần đặt bé nằm nghiêng, dùng một tay đỡ gáy và đầu bé, nhỏ nước muối loãng vào mũi để gỉ mềm ra. Sau đó dùng ống hút bóp nhẹ hút gỉ mũi ra ngoài. Không nên đặt dụng cụ hút quá sâu để tránh gây tổn thương cho bé. Có thể thực hiện 2-3 lần cho đến khi gỉ mũi loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài cách đơn giản này, dân gian trước còn sử dụng lông vịt để lấy gỉ mũi cho trẻ nhỏ. Bởi lông vịt khá mềm nên sẽ không gây tổn thương vùng mũi. Đồng thời khi vung vẩy lông mũi trước mũi bé sẽ kích thích bé hắt hơi và như vậy gỉ mũi cũng bay ra ngoài.

Như vậy, để giúp bé dễ thở hơn và cảm thấy dễ chịu hơn thì mẹ cần có cách lấy gỉ mũi cho bé nhanh chóng. Nếu con yêu nhà bạn đang gặp trường hợp này thì hãy thử áp dụng những biện pháp như gợi ý ở trên.

Lưu ý để các bước thực hiện lấy gỉ mũi diễn ra hiệu quả, bạn cần áp dụng nhẹ nhàng, kết hợp tư thế của bé phù hợp, vệ sinh tay để không làm mũi bé bị nhiễm trùng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.