Cỏ mần trầu là cây gì?

Cỏ mần trầu có tên tiếng anh là Eleusine indica (L.) Gaertn, họ Lúa (Poaceae), tên Hán Việt là dã kê thảo (móng gà rừng). Dân gian thì gọi cỏ mần trầu với nhiều cái tên như vườn trầu, màn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, ngưu tầm thảo, hang ma...

Đặc điểm cây cỏ mần trầu

Loại cỏ này thực chất là loại cây mọc hoang dại ven đường có cụm hoa mọc trên 1 cán ở ngọn thân gồm 5 - 7 bông, hoa xếp tỏa tròn như những cái chong chóng, phần lá nhỏ dài.

Cỏ thường mọc thành bụi và có chiều cao trung bình 20 – 40 cm, phần thân mọc thẳng, bên ngoài nhẵn bóng và phân nhánh từ gốc với nhiều gié khác nhau. Rễ cỏ này thuộc loại rễ chùm có màu trắng hoặc vàng nhạt. Cả cây cỏ mần trầu được dùng làm rau thuốc dạng tươi và khô có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh.

Cỏ mần trầu được xem là một loại thần dược trong dân gian vì chữa được nhiều bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Cỏ mần trầu từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược chữa trị các bệnh cho cơ thể rất hiệu quả. Những thành phần trong cỏ vô cùng lành tính cũng như mang lại hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

1. Cỏ mần trầu chữa bệnh thận rất hiệu quả

Loại cỏ này được xem là "thần dược" trong việc điều trị các bệnh về thận như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.

Kết hợp cỏ mần trầu với lá từ bi và kim tiền thảo, ké hoa đào theo công thức mỗi vị 20g sắc cùng 400ml nước rồi sử dụng làm nước uống mỗi ngày, ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều sẽ là một bài thuốc làm tan sỏi tuyệt vời.

2. Cỏ mần trầu trị tóc bạc

Cỏ mần trầu còn được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc cũng như điều trị các vấn đề về tóc. Chất Beta – sitosterol trong cỏ khiến hormone DHT không có cơ hội phát triển, từ đó giúp giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, nhờ vậy làm tóc đen hơn đồng thời hạn chế tình trạng bạc tóc.

Ngoài ta việc gội thường xuyên bằng dung dịch cỏ mần trầu cũng là biện pháp chăm sóc cho tóc tốt, an toàn mà lại tiết kiệm mà bạn có thể yên tâm sử dụng.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang cũng có bí quyết làm nên bài thuốc từ cỏ mần trầu để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm. Cách làm như sau:

Thuốc uống: Dùng các loại cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, cả cây nhân trần 5g, vỏ thân đỗ trọng 15g, vỏ thân cây ngũ gia bì 15g, rễ cam thảo 5g (về mùa đông thì cho thêm 2g gừng nóng) mang tất cả phơi khô rồi thái nhỏ. Sau đó mang sắc thành nước uống trong một ngày vào thời điểm sau bữa ăn chính khoảng 15 phút.

Song song với việc dùng thuốc này phải kiêng chất tanh, chất kích thích, không dùng rau muống và cà chua sẽ giúp giảm hẳn bạc tóc. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là phụ nữ có thai hoặc đang đến kỳ kinh nguyệt thì tuyệt đối không được dùng.

Cỏ mần trầu kết hợp cùng các loại lá cây, hoa khác khi nấu lên thành nước trị chứng bạc tóc rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Thuốc thoa ngoài: Dùng cả cây cỏ mần trầu có trọng lượng khoảng 200g, bồ kết lấy 3 quả. Phần cỏ mần trầu thì mang thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi thật sôi. Sau đó để âm ỉ lửa nhỏ trong khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước trong.

Để vài phút cho còn vừa đủ độ ấm rồi dùng nước cỏ mần trầu gội đầu. Khi gọi nên ngâm tóc trong nước càng lâu càng tốt. Cuối cùng, xả lại bằng nước lạnh.

3. Cỏ mần trầu rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh

Một tác dụng đặc biệt khác của cỏ mần trầu mà các mẹ rất thích là có thể sử dụng như bài thuốc an thai hiệu quả đối với bà bầu hay điều trị các triệu chứng khó chịu sau sinh vì đặc tính thảo dược có vị ngọt nhạt, tính mát, không có chất độc.

Đây thật sự là một loại thảo được vô cùng an toàn nên hay được sử dụng cho bà bầu và trẻ nhỏ. Đối với trẻ em, loại cỏ này còn có thể trị các bệnh ngoài da như rôm, nổi ban đỏ, ngứa...

Cỏ mần trầu là vị thuốc rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

4. Trị các bệnh về gan

Cỏ mần trầu có vị thanh mát nên chữa trị các bệnh về gan như giải độc, giúp mát gan rất tốt.

Đồng bào người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài với phương pháp chế biến cỏ thành dạng nước sắc 16 - 20g để thanh nhiệt, mát gan, chữa ho khan về chiều, sốt âm ỉ, trị lương huyết, giải độc, phòng ngừa chứng lao lực, mệt nhọc vô cùng hiệu quả.

5. Cỏ mần trầu chữa tiểu đường

Loại cỏ này cũng được sử dụng để điều trị các căn bệnh về tiểu đường, huyết áp khá hiệu quả. Bài thuốc dùng cỏ mần trầu để trị tiểu đường thường kết hợp với một loại quả quen thuộc khác là cau tươi. Đây là bài thuốc lưu truyền từ bao đời được khá nhiều người sử dụng và đem lại kết quả tốt.

6. Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ

Đối với những người đang điều trị bệnh trĩ mà mãi vẫn chưa hết thì loại cỏ quen thuộc này chính là một bài thuốc quý. Cỏ mần trầu có thể giúp giảm tình trạng nóng trong người và hạn chế việc tác động quá nhiều lực lên búi trĩ, giúp giảm hẳn các triệu chứng khó chịu khi bị trĩ.

Cỏ mần trầu là bài thuốc quý cho người bị bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet

7. Cỏ mần trầu trị mụn rất tốt

Ngoài tác dụng chữa bệnh thì loại cỏ có tên Hán Việt là dã kê thảo này còn được xem là loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc vừa rẻ vừa hiệu nghiệm.

Thay vì dùng các loại mỹ phẩm đắt tiền nhiều hóa chất thì các mẹ các chị từ xưa đã xem cỏ mần trầu là loại thảo dược có khả năng làm đẹp đáng tin cậy. Loại cỏ này không chỉ là vị thuốc mát, khi dùng có tác dụng cho ra mồ hôi, làm mát gan mà còn có tác dụng đặc biệt đối với các vấn đề về da mà đứng đầu là việc trị mụn hiệu quả.

Cơ chế của cỏ mần trầu khi vào cơ thể là giúp thoát mồ hôi, làm sạch da từ đó dẫn đến hạn chế tình trạng sưng viêm cũng như kiểm soát việc gia tăng các vi khuẩn gây tăng tình trạng trứng cá.

8. Cỏ mần trầu chữa rụng tóc, làm mượt tóc

Ở các vùng quê, người ta còn hay sử dụng cỏ mần trầu nấu chung với hương nhu và bồ kết để làm thành một loại dầu gội giúp tóc bóng mượt mà lại ngăn rụng tóc.

Tóc gội thường xuyên bằng loại nước dân dã này sẽ trở nên bóng mượt, đen, dài và còn có được độ dày cao. Cỏ mần trầu làm mượt tóc cũng là một công dụng đã được chứng minh.

Cỏ mần trầu giúp mang lại mái tóc mượt mà, óng ả - Ảnh minh họa: Internet

Cỏ mần trầu có ở đâu?

Cỏ mần trầu mang có tác dụng như một loại thuốc và mỹ phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí mang lại hiệu quả cao, giá thành rẻ mà không chứa hóa chất gây bệnh nào.

Việc tìm hiểu về cây cỏ mần trầu và nơi phân bổ của nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thu thập, mua cỏ mần trầu và việc điều chế số lượng lớn, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đây là một loại cây thuốc nam quý và gần như mọc hoang ở khắp mọi vùng miền trong nước. Một số quốc gia có khí hậu nhiệt đới khác như Campuchia, Lào, Trung Quốc cũng có số lượng lớn loại cỏ này.

Cách nấu cỏ mần trầu hiệu quả

Hiện tại, có 2 cách chế biến cỏ mần trầu phổ biến nhất đảm bảo mang lại hiệu quả cao và bảo quản được lâu. Đó là chế biến thành cỏ thành nước dùng để uống hoặc tinh dầu để thoa.

Cỏ mần trầu đun trong nước sôi có thể uống hoặc gội đầu - Ảnh minh họa: Internet

Việc chế biến cỏ thành nước được nhiều người biết đến hơn cả và mức độ phổ biến cũng cao hơn vì đây là cách truyền thống trong dân gian từ xưa. Có thể dùng cả cỏ mần trầu loại còn tươi hoặc đã phơi khô để nấu thành nước uống hằng ngày.

Kết hợp cỏ cùng các vị thuốc khác cũng là một cách làm nên món nước giải khát yêu thích của người dân nông thôn. Ngoài ra, việc đun nước từ cỏ mần trầu còn dùng cho mục đích gội đầu. Cách làm này được nhiều người sử dụng để chăm sóc da đầu cũng như giải quyết các vấn đề khác về tóc.

Với sự phát triển của công nghệ càng ngày càng hiện đại thì việc chưng cất cỏ thành tinh dầu cũng trở nên phổ biến hơn.

Cách làm này có ưu điểm là giúp bảo quản tinh chất từ cỏ mần trầu được lâu hơn và đa dạng hóa cách dùng cỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp của người dùng.