Thế nào là tỳ vị hư ở trẻ em?

Theo Đông y, “tỳ” chủ về chuyển hóa, “vị” lại chủ về dung nạp, hấp thu. Tức là khi trẻ ăn uống, dạ dày sẽ tiếp nhận lượng thực phẩm này, làm các công tác “gia công” bằng chức năng của nó, sau đó “tỳ” sẽ hấp thu những dưỡng chất tinh túy vận chuyển đến các các quan trong cơ thể, còn những chất thải sẽ được chuyển xuống ruột để đẩy ra ngoài.

Tỳ vị hư khiến trẻ dễ bị bệnh, đặc biệt là cảm sốt - Ảnh minh họa: Internet

Cũng đứng từ góc độ Đông y để lý giải thì tỳ vị hư có hai phương diện, một là “tỳ hư”, một loại khác là “vị hư”. Thông thường chúng ta sẽ nói chung lại là tỳ vị hư vì chức năng của hai bộ phận này luôn kết nối chặt chẽ với nhau.

Khi trẻ mắc chứng tỳ vị hư, tình trạng dinh dưỡng của cả cơ thể sẽ trở nên kém đi, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như là trẻ dễ bị cảm, ho, biếng ăn, đổ mồ hôi nhiều, đại tiện phân khô cứng hoặc đau bụng tiêu chảy.

Triệu chứng trẻ có nguy cơ bị tỳ vị hư

Tiêu hóa kém khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng và trở nên biếng ăn - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ còn nhỏ nên có thể chưa nhận biết rõ những biến đổi trong cơ thể và cũng khó biểu đạt cho bố mẹ biết. Chính vì vậy, người lớn cần để tâm quan sát nhiều hơn trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ. Thông thường tỳ vị hư ở trẻ em sẽ có 4 biểu hiện phổ biến như sau:

- Tỳ vị hư sẽ khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày, đường ruột bị yếu đi, khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Trẻ dễ sinh ra biếng ăn, đặc biệt là ghét ăn các loại thực phẩm chính mà điển hình là cơm hằng ngày.

Táo bón mang tính hàn cũng là biểu hiện của hệ tiêu hóa bị suy yếu do tỳ vị hư - Ảnh minh họa: Internet

- Cũng do khả năng hoạt động của tỳ vị bị yếu nên trẻ dễ có hiện tượng táo bón mang tính hàn, tức là đại tiện khó khăn, phân đi ra phần đầu khô cứng nhưng phần sau lại có trạng thái nát.

- Trẻ bị tỳ vị hư còn có biểu hiện nổi gân xanh trên mặt. Đây là triệu chứng khá rõ nét nên bố mẹ nên chú ý để kịp thời phát hiện vấn đề tỳ vị của trẻ và có biện pháp điều trị sớm.

- Khi bạn ngửi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi chua, lưỡi dày và trắng hơn bình thường thì đến 80% - 90% là trẻ đã bị tỳ vị hư.

Hơi thở có mùi hôi chua là biểu hiện rõ nét của chứng tỳ vị hư ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Cần làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng tỳ vị hư ở trẻ?

Tỳ vị hư chủ yếu nhất là điều chỉnh từ việc ăn uống hợp lý cho trẻ. Uống thuốc chỉ là biện pháp hỗ trợ và còn có thể gây tác dụng phụ. Do chức năng tỳ vị của trẻ vốn đang yếu, nếu uống quá nhiều thuốc kháng sinh nhiều khi còn khiến bệnh tình nặng thêm.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần làm tốt nguyên tắc “2 tránh, 1 bổ” trong ăn uống của trẻ.

Thứ nhất, mẹ nên tránh cho trẻ ăn đồ quá lạnh để giảm bớt kích thích cho tỳ vị. Kem, nước đá, nước ướp lạnh đều ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, gây ra áp lực nặng hơn cho tỳ vị của trẻ. Ngoài ra, thức ăn quá cay nóng cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.

Thứ hai, các thực phẩm nhiều dầu mỡ và axit béo cũng là kẻ thù đối với sức khỏe tỳ vị. Do hệ tiêu hóa chưa đủ khả năng phân giải hết lượng lipit mà trẻ ăn vào nên dễ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề như béo phì, tỳ vị hư.

Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh để tránh kích thích hệ tiêu hóa khiến tình trạng nặng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại, mẹ nên bổ sung nhiều bột Whey protein cho trẻ, đây là loại sữa bột có tác dụng điều dưỡng cho tỳ vị ở trẻ em.

Bột Whey protein thúc đẩy cân bằng các nhóm vi khuẩn trong dạ dày, đường ruột, tăng cường chức năng tỳ vị, giúp trẻ giảm nguy cơ bị tỳ vị hư, đồng thời hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.