Chuyên gia phong thủy chỉ cách hạ chân nhang đúng chuẩn
1. Có nên rút, tỉa chân hương trên bàn thờ tổ tiên?
Trong mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên chính là nơi thánh thất tôn nghiêm thể hiện được cốt cách của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên cũng là nét văn hóa tâm linh, là nơi để chúng ta hướng về cội nguồn.
Công việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên cần được đặc biệt chú trọng và thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, việc dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thổ công, gia tiên cần được thực hiện một cách thật cẩn thận, tỉ mỉ để mời các cụ về ăn Tết.
Bát nhang được xem là cầu nối thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng niệm của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Đây cũng là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Do đó, trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau dọn bát hương và tỉa chân hương đóng vai trò quan trọng số 1.
Nhiều người cho rằng bát hương càng đầy ắp chân hương thì càng linh thiêng, cho thấy tấm lòng thành kính, chăm thắp chân hương thờ cúng được tổ tiên phù hộ mang lại tài lộc.
Tuy nhiên, nếu không thường xuyên lau dọn bàn thờ và để bát hương đầy ắp chân nhang sẽ có thể khiến gia chủ gặp vận hạn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương sẽ giúp đảm bảo mỹ quan, cho bàn thờ sạch sẽ.
Việc không thường xuyên tỉa chân hương, để bát hương quá đầy sẽ gây “che mắt” thần linh, gia tiên và khi thắp những nén hương tiếp theo sẽ không còn ý nghĩa.
2. Nên tỉa chân hương vào lúc nào phù hợp?
Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1.
Theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, việc này sẽ được làm vào những ngày cuối năm từ 23 tháng Chạp trở đi, ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm tháng 7 âm lịch. Ngày tốt tỉa chân nhang năm 2019 sẽ bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp.
Cần thực hiện cách hạ chân nhang đúng cách, cẩn thận. Cần có văn khấn, thủ tục và xuất phát từ tấm lòng thành kính cũng như tránh phạm vào điều cấm kỵ.
Ngoài ra, theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, nếu thấy cần thiết thì nên làm trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).
3. Những thủ tục làm để rút chân nhang bàn thờ Thần Tài
- Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài
Đầu tiên cần chuẩn bị rượu trắng ngâm gừng đã giã, nhúng khăn sạch trong rượu gừng lau bát hương, để khô.
Trước khi lấy chân hương, gia chủ cần thắp hương xin phép tổ tiên. Đồng thời, cũng phải có lời thông báo là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)” để các cụ “tạm lánh” trong thời gian con cháu dọn dẹp.
Tiếp theo, gia chủ thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ. Không nên bốc nguyên nắm mà phải rút từng chân hương một. Chọn một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9) để lại trong bát hương.
Số chân hương đã tỉa đem hóa cùng số hương trong năm còn sót lại thành, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Không nên đổ lung tung.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành công việc, gia chủ cần có nén nhang kính cáo gia tiên. Nếu có lễ nhỏ để thờ cúng: hoa tươi, quả tươi, trầu cau thì càng tốt, không có cũng không sao. Đồ thờ dâng lên cần đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
- Chọn người rút chân nhang
Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, việc này tốt nhất nên được người ông, cha hoặc các con trai trong nhà thực hiện. Người được lựa chọn phải thật thành tâm và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương.
- Văn khấn
Trong các thủ tục xin chân hương về thờ, đọc văn khấn là thủ tục không thể bỏ qua để việc tỉa chân hương trở nên thuận lợi, không ảnh hưởng tới bề trên.
Bài văn khấn rút chân nhang như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày.. tháng Chạp, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ.
- Thay tro cho bát hương trên bàn thờ
Dùng khăn sạch nhấc bát hương ra rồi đổ tro, cát trong bát hương ra. Lưu ý để lại 1/3 tro, cát cũ trong bát hương. Các hành động thực hiện luôn dứt khoát.
Đổ tro, cát sạch mới vào với khối lượng bằng 2/3 bát hương. Sau khi vệ sinh và lau chùi bàn thờ, bạn cần đặt bát hương đúng vị trí cũ.
Sau đó, cắm chân nhang theo số lẻ vào bát hương. Lưu ý cắm chụm các chân nhang lại với nhau.
Trên đây là những thông tin về cách hạ chân nhang, cách lau dọn và tỉa chân hương đúng chuẩn khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm mà gia đình nào cũng cần nắm rõ.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần
Sau biến cố nợ nần, Dương Cẩm Lynh dần quay lại công việc nghệ thuật và tập trung kinh doanh....
Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...
Ngọc Huyền là người tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024....
Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...
Trên trang cá nhân của con, Bảo Anh thường xuyên chia sẻ hình ảnh, câu chuyện đáng yêu của cô...
Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...
Người được chọn lên trang bìa Cosmopolitan tháng 11 là nữ diễn viên Ngu Thư Hân - gương mặt gây...