Rau má được biết đến với cây thân thảo, có nguồn gốc từ nước Úc, các đảo Thái Bình Dương,... Rau này có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau. Vì vậy, rau má còn có tên gọi khác liên tiền thảo.

Thân cây rau má nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt ở nơi ẩm mát. Hoa của cây có màu trắng và quả màu nâu đen.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má bao gồm: 88.2 gam nước, 3.2 gam đạm, 1.8 gam tinh bột, 4.5 gam cellulose, 3.7 gam vitamin C, 0.15 gam vitamin B1, 2.29 gam canxi, 2mg phospho, 3.1 gam sắt, 1.3 gam beta caroten,... Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Công dụng của rau má

Rau má giúp giải nhiệt, hạ sốt và mát gan: Theo Đông y, rau má được biết đến như loại thảo dược có tính hàn, tân, khổ với tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc,... Sử dụng nước rau má nguyên chất hoặc sinh tố rau má sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và làm mát gan. Thậm chí, có thể sử dụng trong một số trường hợp để hạ sốt.

Rau má giúp cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong rau má có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa trong đó có ruột và đại tràng. Hơn nữa, rau má còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, ăn rau tốt cho sức khỏe.

Rau má giúp cải thiện hệ tuần hoàn: Nước rau má giúp cường hóa thành mạch máu và các mao mạch giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hoạt động của hệ tuần hoàn.

Rau má giúp thanh lọc và thải độc cơ thể: Thành phần hoạt chất trong rau má kích thích cơ thể đào thải độc tố, muối, nước và thậm chí có bao gồm cả chất béo dư thừa qua đường tiểu. Quá trình đào thải này có tác dụng giúp giảm bớt áp lực đối với thận, đồng thời độc tố được thải nhanh chóng hơn, và giúp cơ thể cân bằng dịch tạo trạng thái khỏe mạnh hơn.

Rau má giúp cải thiện tình trạng liên quan đến tĩnh mạch: Các chuyên gia đã đưa ra các khuyến nghị giúp cải thiện tình trạng bệnh liên quan đến tĩnh mạch của một số đối tượng cụ thể, và trong đó không thể không nhắc tới rau má. Thành phần dinh dưỡng của rau má giúp giảm viêm, sưng đồng thời lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Những người không nên dùng rau má

Không dùng nhiều khi thai sản

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng món rau thanh mát này.

Không dùng khi bị tiểu đường

Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường xuyên mua rau má về chế biến thay rau, thay nước giải khát. Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.

Không dùng khi bị tiêu chảy

Nhiều người cứ nghĩ nóng trong người thì uống cốc nước rau má để thanh nhiệt. Tuy nhiên họ không biết sử dụng nhiều rau má rất dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, khi cho thêm đường vào nước rau má càng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm. Vì vậy, để cân bằng, tốt nhất khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.

Không dùng khi đang sử dụng thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.