Nói chuyện với trẻ em về tiền bạc nghe có vẻ không quan trọng nhưng thực sự rất cần thiết. Các chuyên gia cho biết, trẻ em có thể nắm bắt được các khái niệm về tiền bạc từ lúc 6 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ hình thành thói quen sử dụng tiền vĩnh viễn từ khi 7 tuổi.

Học cách quản lý và lập kế hoạch về tiền bạc có thể đảm bảo tài chính và hạnh phúc của một đứa trẻ trong tương lai.

Alexa von Tobel.

"Cha mẹ nên bắt đầu dạy con về tài chính sớm", Alex von Tobel - người sáng lập và đối tác quản lý của quỹ đầu tư mạo hiểm Inspired Capital được đào tạo tại Đại học Harvard cho biết.

Năm 2008, khi còn đang học tại Harvard, Alex von Tobel đã thành lập công ty tư vấn tài chính trực tuyến LearnVest và bán nó với giá 375 triệu USD cho Northwestern Mutual. Gần đây, cô đã hợp tác với thương hiệu truyền thông dành cho trẻ em Rebel Girls để viết một cuốn sách có tên "Trưởng thành mạnh mẽ: Vấn đề về tiền bạc". Nó bao gồm các bài học về tài chính cá nhân cho trẻ em và lời khuyên dành cho cha mẹ về cách nói chuyện với con cái liên quan tới tiền bạc.

Trong một cuộc khảo sát cho thấy việc thiếu kiến thức cơ bản về

tài chính có thể khiến trẻ em phải trả giá đắt khi lớn lên, từ hàng trăm đô la đến hàng nghìn đô la mỗi năm.

Chính vì thế, Alex von Tobel đưa ra 3 lời khuyên quan trọng nhất dành cho các bậc cha mẹ về cách dạy con về tiền bạc:

1. Dạy con về tiền bạc theo cách thực tế

Alex von Tobel nói: "Cha mẹ cần nói về tiền bạc theo cách thực tế để con cái họ lớn lên với mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc. Hãy dạy trẻ rằng, tiền bạc rất đáng để quan tâm nhưng không phải là khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống".

Cô nói rằng tiền đơn giản là "một công cụ giúp bạn sống cuộc sống mà bạn mong muốn". Nếu làm việc chăm chỉ, bạn có thể kiếm được tiền. Nếu kỹ càng về việc quản lý tiền, bạn có thể đảm bảo bản thân luôn có đủ để mua những thứ mình cần và thứ mình muốn. Thẻ tín dụng không phải là món đồ thần kỳ có thể mua được bất cứ thứ gì.

"Tiền không phải để được tôn thờ nhưng không có nghĩa không coi trọng nó", cô nói.

Ảnh: Hermoney

2. Dạy con về tiền bạc gắn liền với cuộc sống hằng ngày

Hãy nói chuyện với con bạn về tiền bạc theo những cách có ý nghĩa với chúng, Alex von Tobel khuyên. Điều đó có thể có nghĩa là nói về giá của những vật dụng hằng ngày, chẳng hạn như lưu ý rằng một chai nước lọc có giá 5.000 đồng ở tiệm tạp hoá nhưng có giá vài chục ngàn trong sân bay.

Alex von Tobel nói: "Khi bạn đang đi ngang qua một cửa hàng và con bạn muốn một thứ gì đó, hãy nhặt nó lên và cho chúng xem giá. Cái này có giá 29 đô la. Hôm nay mẹ không có 29 đô la để mua cái này nhưng chúng ta có thể nghĩ đến việc để dành số tiền đó cho ngày sinh nhật của con".

Cô nói cách tiếp cận này dạy cho con bạn rằng, không phải mọi thứ chúng muốn đều dễ dàng đạt được nếu nó đắt tiền. Vì vậy, hãy luôn chú ý tới giá cả và số tiền mà bản thân có thể chi ra.

3. Dạy con cách tiết kiệm một cách vui vẻ

Lập ngân sách là một chủ đề khá khô khan nhưng nếu có đồ chơi hay thứ mình muốn trong tương lai, bọn trẻ cần phải tự tiết kiệm tiền.

Để khiến trẻ hào hứng với việc tiết kiệm và lập ngân sách, Alex von Tobel khuyên cha mẹ nên nói về vấn đề này theo một cách vui vẻ. Hãy hỏi xem trẻ thích tiêu tiền vào việc gì, thảo luận về những cách khác nhau để tiết kiệm tiền để mua được thứ mình muốn.

Người lớn thường liên tưởng tiền bạc với sự căng thẳng vì họ chỉ nghĩ về "những thứ mình không có", Alex von Tobelnói. "Một đứa trẻ có sự hiểu biết sớm về tiền bạc có thể thay đổi cuộc sống của chúng sau này".

Chia sẻ