Súp lơ trắng

Súp lơ trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sinh lực cho các cơ quan đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tuy nhiên, do cấu tạo của súp lơ, đặc biệt là súp lơ trắng khó làm sạch nên dễ trở thành nơi ẩn náu của một số loại ký sinh trùng.

Khi sơ chế súp lơ, bạn nên cắt nhỏ ra để dễ dàng vệ sinh và trần nước sôi trước khi chế biến món ăn để loại bỏ những mầm bệnh có thể đi vào cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Xà lách, rau diếp

Xà lách và rau diếp là nguồn chất xơ dồi dào và giàu vitamin tốt cho cơ thể. Những cây xà lách cuộn tròn hay rau diếp sát mặt đất ấy lớn lên dễ nhiễm nhiều ký sinh trùng nên hạn chế ăn sống. Thêm vào đó, xà lách phải được ngâm nước muối kỹ trước khi ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Rau muống

Rau muống rất giàu các giá trị dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin A, B, C, canxi, phospho, các chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Ăn rau muống một cách hợp lý sẽ có rất nhiều công dụng như: phòng chống tiểu đường, thanh nhiệt giải độc, phòng chống các bệnh tim mạch...

Hàm lượng chất sắt trong rau muống khá cao nên thường được dùng cho phụ nữ thiếu máu, khí huyết kém. Tuy nhiên, rau muống dễ bị sâu bệnh vì khả năng thích nghi kém với môi trường sinh trưởng. Chúng có thể là ổ chứa ký sinh trùng, nơi các loại côn trùng đẻ trứng. 

Các chuyên gia khẳng định, một số loại rau phổ biến như rau muống có thể chứa ấu trùng sán lá ruột lớn, sán lá gan lớn. Chúng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau nên việc vệ sinh bề mặt cũng không thể loại bỏ hết các ấu trùng này. 

Ảnh minh họa: Internet

Rau cần

Mùa lạnh về, những ruộng rau cần xanh tươi, từng đọt non ăn ngọt nước được nhiều người mua về chế biến thành các món ngon như xào thịt bò hay nhúng lẩu. Rau cần mọc trong ruộng nước nên dễ bị các loại ký sinh trùng làm tổ và đẻ trứng mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bởi vậy, khi chế biến rau cần, nên nhúng qua nước sôi trước khi nấu hoặc nhúng lẩu thì phải để rau chín ăn mới đảm bảo an toàn.