Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà
Mùa này nhiều trẻ bị sốt siêu vi, ở lớp học của con trai tôi cũng có nhiều trẻ bị sốt siêu vi. Xin bác sĩ chỉ cách phòng bệnh cũng như chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà (Cẩm Anh, 39 tuổi, ngụ TP.HCM).
Trả lời
Thời gian qua, thời tiết thay đổi khiến tỉ lệ bệnh nhiễm siêu vi hô hấp có sự gia tăng. Tại các trường học hầu như được trang bị máy lạnh, đây cũng là môi trường kín, một trẻ nhiễm bệnh hô hấp có khả năng lây lan bệnh dễ hơn.
Đặc điểm của trẻ sốt siêu vi thường là sốt cao 39-40 độ C, trẻ bị ảnh hưởng tổng trạng nhiều như lừ đừ, bỏ ăn, bú kém, quấy khóc.
Khởi đầu bệnh, trẻ có thể có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi... phụ huynh có thể chủ động chăm sóc trẻ tại nhà.
Tuy nhiên khi trẻ sốt cao khoảng 39-40 độ C kèm theo ho nhiều, nghẹt mũi, bé khó thở hoặc dấu hiệu tiêu hóa, bỏ ăn… Đây là dấu hiệu cảnh báo để phụ huynh cần đưa con trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
Sốt siêu vi sẽ được điều trị triệu chứng và biện pháp hỗ trợ, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Khi trẻ sốt, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều dùng 10-15mg/kg, cách 4-6 giờ. Phụ huynh cho trẻ sử dụng tiếp nếu có sốt lại, kết hợp lau, chườm mát bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh. Trường hợp trẻ ho ở mức độ vừa phải phụ huynh có thể xử lý tại nhà.
Người nhà không lạm dụng thuốc mà cần đúng liều, chỉ định của bác sĩ. Ví dụ trẻ sốt và đã uống thuốc hạ sốt mà chưa hạ, phụ huynh không được sốt ruột cho trẻ dùng thêm thuốc. Bởi thuốc hạ sốt dùng quá liều có thể ảnh hưởng đến gan.
Lưu ý, sau 2-3 ngày trẻ không đáp ứng hoặc các triệu chứng trở nặng, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên nhi khoa để thăm khám.
Thời điểm sốt siêu vi có dấu hiệu tăng, phụ huynh có thể hỗ trợ sức khỏe cho trẻ để ngừa bệnh bằng cách: Đảm bảo dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu hóa; Uống đủ nước; Theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên.
Đối với môi trường lớp học, thầy cô nên mở cửa lớp cho thông thoáng để thanh lọc các tác nhân gây bệnh và cần vệ sinh máy lạnh.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Công Thiên, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM
Mẹ bầu mắc viêm gan C có lây cho con?
Tôi đang mang bầu được 5 tháng tuổi thì phát hiện mắc viêm gan C. Xin hỏi tôi có thể lây bệnh cho em bé hay không? Độc giả Trịnh Thị Minh
Trường hợp có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm
Gần nhà tôi có người phải nhập viện vì mắc cúm. Tôi rất lo lắng khi gia đình tôi có một cụ già 80 tuổi và 2 trẻ nhỏ. Xin hỏi họ có nguy cơ bị bệnh nặng khi nhiễm cúm hay không? Độc giả Ngọc Linh
Loại vi khuẩn dễ mắc khi ăn thịt gia cầm sống
Gia đình tôi nuôi rất nhiều gà, vịt. Tôi được biết ăn những loại thịt này rất dễ nhiễm khuẩn Campylobacter nếu nấu chưa chín. Xin hỏi nhiễm vi khuẩn này có dấu hiệu gì cảnh báo? Độc giả Minh Anh
Dấu hiệu đã đến lúc trẻ cần được tẩy giun
Dạo gần đây tôi thấy con ăn uống kém, hay kêu đau bụng và thấy ngứa hậu môn. Xin hỏi đó có phải là dấu hiệu nhiễm giun hay không và tôi cần tẩy giun cho con luôn không? Độc giả Ánh Dương