Mặc dù các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên giữ đồ ăn trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 35,6 độ F đến 44,6 độ F, nhưng 17% mọi người đều để mức nhiệt tủ lạnh ấm hơn hoặc lạnh hơn mức đó.

Tiến sĩ Bhavna Middha, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: “Khi thực phẩm quá ấm, vi khuẩn sẽ sinh sôi quá nhanh. Khi thực phẩm quá lạnh, thực phẩm có thể bị đóng băng hoặc bị cháy lạnh trong tủ đông. Cả hai điều kiện quá nóng và quá lạnh đều làm hư hỏng thực phẩm".

Ảnh minh họa: Internet

Các nhà nghiên cứu cho biết, các hộ gia đình không tuân theo phạm vi nhiệt độ thích hợp của tủ lạnh và tủ đông thường phải vứt bỏ thực phẩm đang bảo quản sớm hơn dự kiến ​​vì thực phẩm đã bị hư hỏng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều gia đình điều chỉnh nhiệt độ không nhất quán trong tủ lạnh. Một số kệ trong tủ lạnh có nhiệt độ cao tới 50°F trong khi những kệ khác giảm xuống thấp tới 30°F.

Tuy nhiên, những hộ gia đình có trẻ em thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt độ dao động do tủ lạnh được mở tới 20 lần/ngày.   

Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Bhavna Middha cho biết thêm: “Nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình không biết tủ lạnh của họ có thể khiến thực phẩm hư hỏng nhanh hơn, đặc biệt nếu nhiệt độ lạnh hoặc ấm hơn tiêu chuẩn”.

Ngay cả thực phẩm trong tủ đông cũng trở thành "nạn nhân" khi điều chỉnh sai nhiệt độ, với 43% tủ đông được thử nghiệm ấm hơn hoặc mát hơn phạm vi đề xuất là 5 độ F và -4 độ F.

Tiến sĩ Bhavna Middha cho biết: “Nhiều hộ gia đình mà chúng tôi phỏng vấn cho biết thông tin trái ngược nhau về thời gian có thể bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh".   

Ảnh minh họa: Internet

Con số đáng báo động khi các hộ gia đình thực hiện các quy trình bảo quản thực phẩm không chính xác khiến các nhà nghiên cứu muốn mọi người nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm.

Tiến sĩ Bhavna Middha đề xuất: “Nền tảng tư vấn tổng hợp về việc lưu trữ thực phẩm có thể là một công cụ thực sự hữu ích để giúp việc lưu trữ thực phẩm của các hộ gia đình tiện lợi hơn".